Khối ngoại và cao điểm vùng 1.300
Động thái rút ròng của nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đang "kìm chân" chỉ số VN-Index ở dưới mốc 1.300 điểm. Liệu xu hướng bán ròng của khối ngoại vẫn còn tiếp diễn?
Thị trường chứng khoán khép lại tuần giao dịch với sự vận động quanh biên độ hẹp từ vùng 1.270 - 1.290 điểm. Nhìn rộng hơn, kể từ vùng đáy tháng 11/2023, VN-Index đã có nhịp hồi phục hơn 25% tương ứng tăng hơn 260 điểm lên mốc 1.282 như hiện nay.
Dù vậy, mốc kháng cự 1.300 điểm vẫn là “bức tường thành” khó chinh phục của VN-Index. Trên chặng đường chinh phục mốc 1.300 ở thời điểm cuối tháng 3 và đầu tháng 4/2024, trong các phiên chỉ số vượt mức 1.290 điểm thì sẽ gặp áp lực bán dội ngược trở lại khiến cho chỉ số lùi sâu về mốc quanh mốc 1.270.
Đặc biệt là trong trung tuần tháng 4/2024, VN-Index đã “bốc hơi” hơn 100 điểm chỉ trong 4 phiên giao dịch do các cổ phiếu trụ lao dốc mạnh khiến cho thị trường không có lực nâng đỡ đủ lớn để “gánh” chỉ số.
Phục hồi từ sau những phiên điều chỉnh đó, VN-Index ghi nhận mức tăng hơn 120 điểm và “chính thức” vượt mốc 1.300 điểm vào ngày 12/6 nhờ lực kéo của nhóm cổ phiếu bluechips và nhanh chóng lan tỏa sắc xanh đến toàn thị trường. Dù vậy, áp lực bán điều chỉnh sau đó khiến cho VN-Index giảm sâu và vận động sideway quanh vùng 1.270 - 1.290 điểm.
Một trong những nguyên nhân khiến cho VN-Index “kìm chân” ở mốc 1.300 điểm là động thái xả hàng ròng rã của nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là chịu sức ép đến từ hoạt động thanh lý các cổ phiếu thuộc ETF iShares sau thông tin BlackRock giải thể quỹ này.
Tính từ đầu tháng 6 đến nay, khối ngoại đã mạnh tay bán ròng hơn 12.200 tỷ đồng, tập trung vào các mã cổ phiếu có vốn hóa lớn như FPT (3.238 tỷ đồng), VHM (1.354 tỷ đồng), HPG (855 tỷ đồng) và một vài cổ phiếu ngân hàng như TCB (630 tỷ đồng), VPB (629 tỷ đồng), VCB (599 tỷ đồng)...
>> Một cổ phiếu VN30 bị khối ngoại xả ròng hơn 3.000 tỷ đồng, thị giá 'trượt' về vùng đáy lịch sử
Nguồn: Tự tổng hợp |
Nếu như ở nhịp hồi phục của thị trường từ vùng đáy tháng 11/2023, VN-Index có sự hậu thuẫn của nhóm cổ phiếu ngân hàng đưa chỉ số liên tiếp chinh phục các ngưỡng kháng cự quan trọng như 1.080, 1.130, 1.150, 1.180, 1.200 điểm.
Tuy nhiên, trong nhịp hồi phục từ cuối tháng 4/2024, thị trường đi lên nhưng thiếu đi nhóm ngành dẫn dắt. Trong khi đó, các cổ phiếu trụ nâng đỡ thị trường trong nhịp tăng trước chịu sức ép từ động thái xả ròng mạnh khiến cho VN-Index mất đi lực đỡ và “kìm chân” chỉ số ở dưới mốc 1.300 điểm.
Nhận định về động thái của khối ngoại, Chứng khoán DSC cho rằng đà bán của nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục diễn ra mạnh trong các phiên sắp tới do nguyên nhân chênh lệch lãi suất và sự phân bổ vốn trong phạm vi toàn cầu. Áp lực bán ròng của khối ngoại là điều đáng lo nhưng là sự cần thiết cho thị trường do môi trường lãi suất thấp.
Theo đó, chiến lược phù hợp ở thời điểm hiện tại là nắm giữ tỷ trọng nhất định, chờ đợi các thông tin từ kết quả kinh doanh quý II/2024 rồi đưa ra phương án phù hợp.
MWG, FPT, ACV tăng 50-100% sau nửa năm, một công ty bảo hiểm thắng đậm
CTCK điểm tên 4 cổ phiếu ngân hàng tiềm năng tăng giá hàng chục % nhờ có câu chuyện riêng