Sức khoẻ

Không phải ăn đồ ngọt, đây mới là thói quen nhiều người hay làm hằng ngày khiến đường huyết tăng vọt nhưng không hay biết

Thanh Thanh 05/01/2024 14:35

Tăng đường huyết là tình trạng cần thận trọng bởi nó tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm cho hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

Không ít người lầm tưởng đường huyết tăng cao là do chế độ ăn uống nhiều đồ ngọt nhưng trên thực tế, vẫn còn nhiều tác nhân gây ra tình trạng này.

Bỏ bữa sáng

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày

Bữa sáng được nhiều chuyên gia sức khoẻ đánh giá là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, nhất là với các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Một số nghiên cứu quy mô nhỏ cho thấy nếu các bệnh nhân mắc tiểu đường bỏ bữa sáng, lượng đường trong máu cả ngày của họ sẽ cao hơn bình thường. Điều này là do việc bỏ bữa sáng có thể ức chế chức năng tế bào của tuyến tụy, nơi sản xuất insulin điều hòa đường huyết.

Các nhà nghiên cứu cho biết bỏ bữa sáng, thậm chí chỉ thỉnh thoảng bỏ bữa cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Điều này là do mối quan hệ giữa bệnh tiểu đường, insulin và lượng đường trong máu.

Thường xuyên để đầu óc căng thẳng

Thường xuyên căng thẳng khiến sức khỏe giảm sút đáng kể

Thường xuyên căng thẳng khiến sức khỏe giảm sút đáng kể

Thường xuyên căng thẳng làm nguy cơ tăng đường huyết của bệnh nhân vì khi cơ thể căng thẳng những hormon như adrenalin hay cortisol được giải phóng vào máu khiến nhịp thở của bệnh nhân tăng cao. Do vậy, máu đến nhiều hơn ở ngoại biên và cơ thể không thực hiện chuyển hóa được glucose nên đường huyết sẽ tăng cao trong những trường hợp này.

Ngủ ít

Theo Tổ chức giấc ngủ Hoa Kỳ, phần lớn các nghiên cứu liên quan đến bệnh tiểu đường đều cho kết quả: thiếu ngủ dẫn đến lượng đường trong máu tăng đột biến. Tổ chức này khuyến nghị cả người khỏe mạnh và bệnh nhân tiểu đường loại 2 đều nên ngủ 7-9 tiếng với người trưởng thành và 7-8 tiếng với người từ 65 tuổi trở lên.

Một nghiên cứu khác cũng cho biết mối quan hệ giữa giấc ngủ và bệnh tiểu đường loại 2 là quan trọng. Nghiên cứu này cho thấy ngủ không đủ giấc có thể gây ra lượng đường trong máu cao hơn và đóng một vai trò trực tiếp trong sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2.

Lười vận động

Hoạt động thể chất làm tăng độ nhạy insulin trong cơ thể và giúp loại bỏ glucose khỏi máu

Hoạt động thể chất làm tăng độ nhạy insulin trong cơ thể và giúp loại bỏ glucose khỏi máu

Tập thể dục là việc cần thiết để kiểm soát bệnh tiểu đường, duy trì cân nặng khoẻ mạnh còn giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Hoạt động thể chất làm tăng độ nhạy insulin trong cơ thể, giúp loại bỏ glucose khỏi máu và sử dụng nó làm năng lượng. Theo một đánh giá, những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có thể giảm sự phụ thuộc vào thuốc hạ đường huyết bằng cách tập thể dục thường xuyên.

Ngược lại, lười vận động lại khiến lượng đường trong máu tăng cao. Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy chỉ cần giảm vận động trong 3 ngày sẽ làm tăng đường huyết ở người khoẻ mạnh. Để đảm bảo hiệu quả và an toàn trong quá trình tập luyện, bạn có thể kiểm tra lượng đường trong máu trước và sau khi tập thể dục, tránh việc để lượng đường trong máu xuống mức quá thấp.

>> 2 'khung giờ vàng' tập thể dục giúp kiểm soát đường huyết cực hiệu quả

4 loại nước uống buổi sáng là thần dược cho sức khỏe, có loại còn chứa chất chống oxy hóa có tác dụng chống ung thư cực tốt

5 loại rau giàu đạm chẳng thua gì thịt cá, ăn nhiều không lo béo còn tốt cho sức khỏe

6 món ăn vặt dịp Tết ăn thoải mái cũng không lo tích mỡ, vừa ngon lại còn có tác dụng chống ung thư, tốt cho sức khỏe

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/khong-phai-an-do-ngot-day-moi-la-thoi-quen-nhieu-nguoi-hay-lam-hang-ngay-khien-duong-huyet-tang-vot-nhung-khong-hay-biet-d114175.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Không phải ăn đồ ngọt, đây mới là thói quen nhiều người hay làm hằng ngày khiến đường huyết tăng vọt nhưng không hay biết
POWERED BY ONECMS & INTECH