Vĩ mô

Kinh tế của tỉnh sáp nhập xã, thôn nhanh nhất Việt Nam diễn biến ra sao trong tháng 4/2025?

Phúc Lam 30/04/2025 20:53

Gần đây, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 4/2025, bàn và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, nhiệm vụ trọng tâm tháng 5/2025.

Tại phiên họp, đồng chí Chánh Văn phòng UBND tỉnh Nguyễn Trọng Trang trình bày báo cáo tình hình tháng 4 và nhiệm vụ trọng tâm tháng 5 năm 2025.

Theo đó, trong tháng 4/2025 dù còn nhiều khó khăn, song tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn ghi nhận những kết quả nổi bật. Cụ thể, sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 13,74% so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, nhiều lĩnh vực cũng ghi nhận mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ. Cụ thể, xuất khẩu tăng 16,9%, tổng thu du lịch tăng 17,6%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 11,4%, doanh thu vận tải tăng 17,3%...

Ngoài ra, các chỉ số về cải cách hành chính năm 2024 của tỉnh tiếp tục duy trì thứ hạng trong nhóm khá của cả nước. Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2024 xếp thứ 13 cả nước, tương đương với năm 2023; chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) xếp thứ 24 cả nước, tăng 1 bậc.

>>Hải Phòng và Bắc Ninh sau sáp nhập: Địa phương nào có quy mô kinh tế lớn hơn?

Kinh tế của tỉnh sáp nhập xã, thôn nhanh nhất Việt Nam diễn biến ra sao trong tháng 4/2025?
Toàn cảnh phiên họp - Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa

Tại phiên họp, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn cơ bản thống nhất với những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, yếu kém đã được chỉ rõ trong báo cáo. Đồng thời, ông Tuấn cho biết, nhiệm vụ đặt ra trong tháng 5 và thời gian tới rất nặng nề, trước bối cảnh hết sức đặc biệt, khi cả nước đang thực hiện cuộc cách mạng về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp với cách làm “thần tốc”.

Ông Tuấn nhấn mạnh, khối lượng công việc là rất nhiều, có những việc chưa có tiền lệ. Chính vì vậy, các cấp, các ngành, đặc biệt là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh, thích ứng linh hoạt; quyết tâm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đã đề ra.

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn cơ bản thống nhất với những nhiệm vụ trọng tâm đã đề ra trong tháng 5/2025 như: chủ động, khẩn trương tham mưu, triển khai hiệu quả các nội dung công việc liên quan đến sắp xếp đơn vị hành chính theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Tập trung cụ thể hóa và triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, quy định, văn bản pháp luật do Trung ương ban hành, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; tiếp tục triển khai thực hiện toàn diện, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại các quy hoạch, kết luận, nghị quyết phát triển tỉnh Thanh Hóa đã được Bộ Chính trị, Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt…

Bên cạnh đó, ông Tuấn đề nghị các ngành, địa phương tiếp tục triển khai giải pháp tăng thu ngân sách Nhà nước.

Tổng thu ngân sách Nhà nước của tỉnh Thanh Hóa trong tháng 4/2025 ước đạt 3.389 tỷ đồng, đạt 74,3% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2025, tổng thu ngân sách của tỉnh ước đạt 16.307 tỷ đồng, bằng 84,7% so với cùng kỳ năm trước và bằng 35,8% dự toán năm 2025. Thu nội địa trong 4 tháng đạt 9.581 tỷ đồng, bằng 36,5% dự toán và 80% so với cùng kỳ năm 2024.

Tại Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 60-NQ/TW về phương án sắp xếp 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh. Theo đó, có 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sáp nhập, trong đó có tỉnh Thanh Hóa. Các địa phương còn lại gồm: Hà Nội, Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh và Cao Bằng.

Thông tin từ Tỉnh ủy Thanh Hóa, từ năm 2017 đến nay, tỉnh này đã sáp nhập 143 xã để thành lập 67 xã, giảm 76 xã; sáp nhập 3.172 thôn, tổ dân phố, thành lập 1.522 thôn, tổ dân phố mới, giảm 1.620 thôn, tổ dân phố, nhiều nhất cả nước.

>>Thu ngân sách tăng gần 550 lần sau 27 năm, tỉnh này sau sáp nhập có tiềm lực kinh tế đáng gờm

Không phải diện tích hay dân số, đây là yếu tố quyết định Thanh Hóa và Nghệ An không thuộc diện sáp nhập

Chủ tịch thành phố Thanh Hóa được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Công thương

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/kinh-te-cua-tinh-sap-nhap-xa-thon-nhanh-nhat-viet-nam-dien-bien-ra-sao-trong-thang-42025-288352.html
Bài liên quan
  • Thanh Hóa: 100% doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu sử dụng hóa đơn điện tử
    Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa đã triển khai quyết liệt việc lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu và đạt được nhiều kết quả ấn tượng.
  • Tạo nền tảng vững chắc cho tỉnh Thanh Hóa phát triển nhanh và bền vững, cùng cả nước tiến vào kỷ nguyên mới
    Tỉnh Thanh Hóa cần tiếp tục tập trung triển khai hiệu quả các giải pháp khai thác tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tăng cường tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản, nút thắt và khơi thông nguồn lực cho phát triển; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, huy động và khơi thông mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài cho phát triển kinh tế- xã hội.
  • Chủ tịch nước Lương Cường tiếp xúc cử tri tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa
    Ngày 4/12, Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá, nhằm thông báo về kết quả kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, cũng như lắng nghe, giải đáp kiến nghị của cử tri.
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Kinh tế của tỉnh sáp nhập xã, thôn nhanh nhất Việt Nam diễn biến ra sao trong tháng 4/2025?
    POWERED BY ONECMS & INTECH