Kinh tế toàn cầu: Nhiều lo ngại khi dịch COVID-19 bùng phát tại "đại công xưởng" Trung Quốc

30-11-2022 18:27|Phương Anh

Vai trò của Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới - đối với sức khoẻ kinh tế toàn cầu khiến cho giới quan sát không khỏi lo ngại về những diễn biến này.

Đại dịch Covid-19 ở Trung Quốc - “công xưởng” lớn nhất thế giới - trong những ngày gần đây làm gia tăng mức độ bất ổn đối với kinh tế toàn cầu, trong bối cảnh các quốc gia đang chật vật ứng phó với ảnh hưởng của cuộc chiến tranh ở Ukraine, khủng hoảng năng lượng và lạm phát. 

Trong khi phần lớn thế giới đã dỡ bỏ hầu hết biện pháp hạn chế phòng dịch, Trung Quốc vẫn kiên định thực hiện chính sách "không COVID".

Ngày 28/11, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc cho biết, nước này đã ghi nhận 40.347 ca nhiễm mới vào ngày trước đó và đây là ngày thứ năm liên tiếp Trung Quốc ghi nhận số ca nhiễm cao kỷ lục.

td-291122-tinh-hinh-covid-trung-quoc-16696487371012122522869.jpg

Các thành phố lớn như Quảng Châu và Trùng Khánh tiếp tục vật lộn với dịch COVID-19 khi ghi nhận hàng ngàn ca trong ngày, trong khi nhiều thành phố khác báo cáo hàng trăm ca nhiễm mới.

Kinh tế toàn cầu chịu nhiều áp lực

Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới. Năm 2021, Trung Quốc sản xuất gần 30% hàng hoá của thế giới.

Giá dầu thô chuyển từ giảm mạnh sang chốt phiên trong trạng thái “xanh” do có thông tin nói rằng liên minh OPEC+ có thể sắp cắt giảm sản lượng khai thác dầu. Giá dầu thô có lúc giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12 năm ngoái.

Tình trạng trì hoãn và khan hiếm liên quan tới Covid-19 ở Trung Quốc đã khiến nhiều doanh nghiệp đánh giá lại chuỗi cung ứng của họ và cân nhắc bổ sung thêm các nguồn nguyên vật liệu thô và nhân công ngoài Trung Quốc.

Hãng công nghệ Apple - doanh nghiệp gần đây công bố doanh thu giảm vì tình trạng gián đoạn hoạt động tại các nhà máy ở Trung Quốc - là một trong số những công ty công nghệ đã dịch chuyển một phần nhỏ sản xuất sang các quốc gia khác như Việt Nam hay Ấn Độ.

Cổ phiếu của các công ty có nhiều hoạt động sản xuất ở Trung Quốc bị bán mạnh. Apple giảm 2,6% sau khi hãng tin Bloomberg nói rằng bất ổn tại một nhà máy ở Trung Quốc có thể khiến “táo khuyết” thiệt hại sản lượng 6 triệu chiếc iPhone Pro trong năm nay.

Tình hình ở Trung Quốc đã gây áp lực lên thị trường tài chính toàn cầu trong phiên đầu tuần. Chỉ số MSCI All Country World Index của chứng khoán thế giới mất 1,42%. Chỉ số MSCI Emerging Markets của các thị trường mới nổi giảm 1,13%. 

Jim Wyckoff, nhà phân tích cấp cao thuộc Kitco Metals cho biết: “Tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc dường như không khá hơn chút nào, đây là yếu tố chính tác động lên không chỉ thị trường vàng, mà với tất cả các thị trường tài sản trong vài tuần tới”

Giá đồng được hỗ trợ bởi USD suy yếu, cho dù giá đồng được ấn định kết thúc tuần ít thay đổi do các nhà đầu tư cân nhắc các nguyên tắc cơ bản chặt chẽ của thị trường trước sự bùng phát Covid-19 của Trung Quốc.

Giá heo hơi Trung Quốc trong quý III đã ghi nhận mức tăng hơn +53% so với trung bình 6 tháng đầu năm và chưa có xu hướng hạ nhiệt sau Quốc Khánh, bởi nguồn cung thắt chặt do diễn biến phức tạp của thời tiết và dịch bệnh, tâm lý giữ heo chờ giá cao hơn của nhiều đơn vị chăn nuôi, dựa trên kì vọng tái mở cửa của Quốc Gia “Zero-covid”. 

Đứt gãy chuỗi cung ứng

“Nếu số ca nhiễm tăng vọt, đó sẽ là một đòn giáng mạnh vào hệ thống y tế và toàn bộ xã hội. Sự lây nhiễm trên quy mô lớn sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đối với cả tiêu dùng, sản xuất và logistics”, ông Lu cảnh báo về những gì có thể xảy ra một khi Trung Quốc dỡ Zero-Covid.

Chi phí logistics tăng bởi giá xăng dầu tăng mạnh, dự kiến chi phí vận chuyển đường biển tăng khoảng 10-30% tùy từng tuyến đường. Ngoài ra, chi phí vận chuyển trong nước cũng được dự báo tăng khoảng 10%, cộng thêm hiện tượng ùn nghẽn tại các cảng biển gia tăng do thiếu năng lực khai thác và nhu cầu vận chuyển tăng cao sau giai đoạn dịch bệnh đã tác động không nhỏ đến tài chính của doanh nghiệp.

quang-canh-khu-cang-container-tu-dong-cua-cang-duong-son-thuong-hai-ngay-6.4.2021.-anh-tan-hoa-xa.jpeg

Theo Bộ Công thương, một số nhóm mặt hàng như thủy sản, trái cây, cà phê của Việt Nam đều nằm trong top 10 quốc gia xuất khẩu lớn nhất vào Trung Quốc. Nhiều mặt hàng như cá tra, cá basa, cá mực, quả thanh long, quả vải, hạt điều đều chiếm thị phần gần như tuyệt đối về khối lượng cũng như kim ngạch nhập khẩu.

Đến nay, trên toàn tuyến biên giới phía Bắc có 76 cửa khẩu, lối mở, gồm: 7 cửa khẩu quốc tế, 6 cửa khẩu chính, 21 cửa khẩu phụ và 42 lối mở, điểm thông quan. Hệ thống này mang lại lợi thế lớn về logistics cho hoạt động thương mại Việt Nam - Trung Quốc.

Thời điểm hiện tại, chính sách “zero Covid” của Trung Quốc cũng đang ảnh hưởng nặng nề tới các doanh nghiệp Việt Nam.

Các cơ quan chức năng của Việt Nam đang thúc đẩy đàm phán với phía Trung Quốc mở cửa thị trường cho nhiều sản phẩm thế mạnh của Việt Nam, qua đó càng tạo điều kiện hơn cho hàng hóa, nhất là hàng nông thủy sản của Việt Nam, tiếp tục khơi thông dòng chảy thương mại và hy vọng Trung Quốc nới lỏng chính sách zero Covid-19.

Hy vọng mở cửa trở lại có thể "tan thành mây khói"

Thống kê cho thấy, hơn 2/3 doanh nghiệp đang chịu áp lực do lạm phát có xu hướng gia tăng và bất ổn kinh tế - chính trị trên thế giới.

Đây là những khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp đang phải đối mặt; tiếp theo là gián đoạn do “di chứng” của Đại dịch Covid-19 gây ra (61,5%); đứt gãy chuỗi cung ứng (53,9%); sức mua của người tiêu dùng giảm sút, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp (48,1%) và khó khăn về thiếu nhân lực sản xuất (40,4%).

Các thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất bao gồm Bắc Kinh, các thành phố phía nam như Quảng Châu và Thâm Quyến, và Trùng Khánh, trung tâm dân cư phía tây của Trung Quốc. Các lệnh phong tỏa mới đã được công bố tại thành phố Trường Xuân ở phía đông bắc cũng như thành phố Thượng Hải. 

Chính phủ Trung Quốc đã cắt giảm thời gian cách ly và công bố các biện pháp khác để nới lỏng phần nào các biện pháp kiểm soát COVID, tuy nhiên, việc mở cửa trở lại một cách vụng về của Bắc Kinh đã khiến các ca dương tính tăng vọt và khiến một bộ phận lớn dân số Trung Quốc quay trở lại trạng thái bị phong tỏa.

Các cuộc biểu tình chống phong tỏa liên tiếp nổ ra trên khắp Trung Quốc vào cuối tuần qua.

Mặc dù vậy, các chuyên gia của Ngân hàng Goldman Sachs đưa ra khả năng 60% Trung Quốc sẽ mở cửa trở lại vào quý 2/2023 và khả năng 30% cho một cuộc mở cửa trở lại sớm hơn. 

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/kinh-te-toan-cau-nhieu-lo-ngai-khi-dich-covid-19-bung-phat-tai-dai-cong-xuong-trung-quoc-160476.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Kinh tế toàn cầu: Nhiều lo ngại khi dịch COVID-19 bùng phát tại "đại công xưởng" Trung Quốc
POWERED BY ONECMS & INTECH