Chứng khoán

Lãi chạm kế hoạch năm, thêm cổ phiếu dầu khí họ P áp sát đỉnh lịch sử

Đức Hậu 16/10/2023 16:19

CTCP Vận tải Dầu khí Thái Bình Dương (Mã PVP - HOSE) vừa có quý kinh doanh khá thất vọng với việc giảm cả trăm tỷ đồng lợi nhuận.

Tại báo cáo tài chính riêng quý 3, Dầu khí PVP (PVTrans Pacific) ghi nhận đột biến doanh thu 563 tỷ đồng - tăng 75% so với cùng kỳ năm trước và là mức cao kỷ lục trong lịch sử hoạt động.

Lợi nhuận gộp thu về 88,7 tỷ đồng - tăng gần 3,5 lần cùng kỳ năm trước. Đồng pha, doanh thu tài chính tăng 2,4 lần (đạt 18,7 tỷ) song chi phí tài chính cũng tăng 2,8 lần lên mức 28,4 tỷ và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 18% lên 8,8 tỷ dẫn đến lợi nhuận thuần thu hẹp đáng kế còn 70 tỷ đồng.

Quý 3, PVP không còn ghi nhận khoản "lợi nhuận khác" 205 tỷ đồng như quý 3 năm trước nên sau trừ các khoản thuế phí, công ty báo lãi ròng 55,9 tỷ đồng - giảm 68% YoY. Dù vậy, nếu loại trừ khoản thu đột biến cùng kỳ năm trước, lợi nhuận công ty mẹ PVP quý này vẫn cao nhất trong 2 năm trở lại đây.

Phía công ty cho biết, doanh thu quý tăng so với cùng kỳ do đội tàu Pacific tiếp tục khai thác trên thị trường quốc tế với giá cước tốt cùng với doanh thu hoạt động thương mại, hoạt động tài chính đều tăng. Tuy nhiên lợi nhuận giảm so với cùng kỳ do các yếu tố chênh lệch tỷ giá, trích trước chi phí sửa chữa đội tàu và không còn ghi nhận doanh thu từ thanh lý tàu như quý 3 năm ngoái.

Lũy kế 9 tháng, Vận tải Dầu khí Thái Bình Dương đạt 1.228 tỷ đồng doanh thu và 157 tỷ đồng lãi sau thuế, lần lượt tăng 28% và giảm 24% so với cùng kỳ năm trước.

Lãi chạm kế hoạch năm, thêm cổ phiếu dầu khí họ P áp sát đỉnh lịch sử

Được biết năm nay, PVP đề ra kế hoạch doanh thu đạt 1.450 tỷ đồng và 160 tỷ lợi nhuận sau thuế hợp nhất. Như vậy, sau 3 quý, doanh nghiệp vận tải dầu khí đã gần như về đích chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.

Tại thời điểm 30/9, PVP có gần 860 tỷ đồng tiền mặt - tương đương tiền và khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (chiếm gần 32% tổng tài sản); nợ phải trả tăng thêm 100 tỷ so với đầu năm, đạt 1.017 tỷ đồng trong đó 666 tỷ là vay nợ tài chính (tăng gần gấp đôi đầu năm). Đây cũng là lý do khiến chi phí lãi vay của công ty tăng mạnh so với cùng kỳ.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu PVP đã tăng gần 150% từ đáy tháng 11/2022, tăng 62% từ nửa cuối tháng 3 trở lại đây. Đóng cửa phiên 16/10, mã tăng thêm 3,3% lên mức 15.800 đồng/cp; khối lượng giao dịch tiếp tục ở mức rất cao - đạt 1,63 triệu đơn vị trong đó bên mua chủ động chiếm tỷ trọng áp đảo 63%.

Lãi chạm kế hoạch năm, thêm cổ phiếu dầu khí họ P áp sát đỉnh lịch sử

Hiện mã đang có xu hướng tiến lên vùng đỉnh lịch sử gần 18.2 (giá cũ tháng 11/2021). Nhà đầu tư được khuyến nghị duy trì vị thế nắm giữ và chốt lời một phần khi giá vượt 16.5.

Xem thêm: Cổ phiếu PVS, PVD, PVT lần lượt lập đỉnh, thấy gì từ triển vọng trung hạn nhóm dầu khí?

KQKD quý 3/2023: Thêm nhiều doanh nghiệp báo lỗ, nhóm thép có 3 đại diện

KQKD quý 3/2023: Kinh doanh dưới giá vốn, 1 doanh nghiệp xây dựng phía Nam báo lỗ kỷ lục

Nhu cầu vật liệu xây dựng giảm 50%, KQKD quý 3/2023 của Nhựa Bình Minh (BMP) “đi lùi”

Bài thuộc chủ đề Kết quả kinh doanh quý 3/2023
Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/lai-cham-ke-hoach-nam-them-co-phieu-dau-khi-ho-p-ap-sat-dinh-lich-su-206022.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Lãi chạm kế hoạch năm, thêm cổ phiếu dầu khí họ P áp sát đỉnh lịch sử
POWERED BY ONECMS & INTECH