Bất động sản

Làng cổ thứ 2 Việt Nam 550 tuổi hình túi đựng tiền khổng lồ, hàng chục ngôi nhà rường trăm năm vẫn còn nguyên

Nguyễn Lữ 27/11/2024 12:36

Đây là ngôi làng cổ thứ 2 được Nhà nước công nhận và cấp bằng Di tích quốc gia.

Làng cổ Phước Tích (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) là ngôi làng cổ thứ 2 được Nhà nước công nhận và cấp bằng Di tích quốc gia (Làng cổ nhất thuộc về Đường Lâm, Hà Nội). Tại đây không gian làng quê đậm chất Bắc Trung bộ vẫn còn được lưu giữ các giá trị truyền thống một cách nguyên vẹn.

Nằm cách Kinh thành Huế khoảng 40km về phía Tây Bắc, Phước Tích là một ngôi làng cổ có niên đại hơn 550 năm tuổi, thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền. Một mặt Bắc - Đông Bắc giáp làng chạm khắc Mỹ Xuyên nổi tiếng. Ngôi làng được bao bọc bởi con sông Ô Lâu. Nhìn từ trên cao, làng cổ như một chiếc túi rút đựng tiền hay bầu rượu.

Năm 2009, Phước Tích là ngôi làng thứ hai được công nhận là di sản cấp quốc gia của Việt Nam. Ảnh: Đức Hiếu
Làng Phước tích nhìn từ trên cao. Ảnh: Internet

Làng Phước Tích được thành lập từ năm 1470 dưới thời vua Lê Thánh Tông, diện tích khoảng 49ha. Ban đầu ngôi làng mang tên Cảm Quyết; sau đó đổi tên thành Phước Giang, tiếp đó là Hoàng Giang. Đến thời Nguyễn, ngôi làng được đổi tên thành Phước Tích đến ngày nay.

Làng cổ Phước Tích vẫn giữ được hàng loạt hệ giá trị văn hóa đậm chất làng quê như thiết chế kiến trúc văn hóa tín ngưỡng, cảnh quan thiên nhiên, cảnh quan xóm làng.

Làng cổ thứ 2 Việt Nam 550 tuổi hình túi đựng tiền khổng lồ, hàng chục ngôi nhà cổ trăm năm vẫn còn nguyên
Làng cổ thứ 2 Việt Nam 550 tuổi hình túi đựng tiền khổng lồ, hàng chục ngôi nhà rường trăm năm vẫn còn nguyên
Phước Tích là ngôi làng cổ thứ 2 được công nhận di sản cấp quốc gia. Ảnh: Internet

Trong làng hiện có 26 ngôi nhà rường cổ, tuổi đời trên 100 năm, trong đó có 12 ngôi nhà có giá trị đặc biệt về kiến trúc, nghệ thuật và 12 bến nước đặc trưng của miền quê xứ Huế.

Xuất hiện từ những năm của thế kỷ XVII, nhà rường Huế được xem như là một trong những biểu tượng đặc trưng của Huế. Đây là mẫu nhà được làm hoàn toàn bằng gỗ với hệ thống kết cấu cột, xà được lắp ráp vô cùng chặt chẽ. Nhà rường mang đến những nét đẹp đặc biệt, tuy giản dị, mộc mạc nhưng lại vô cùng độc đáo.

>> Biệt thự hơn 500 tỷ trên độ cao 122m: 'Cung điện trên mây' phong cách Nhà Trắng, trang bị 2 thang máy tách biệt nhưng chủ nhân chưa bao giờ ngó tới

Mỗi căn nhà đều có khu vườn rộng và được ngăn cách nhau bởi những hàng chè xanh thẳng tắp. Quần thể nhà rường cổ vẫn dày những đường nét trên gỗ vô cùng tinh tế được chạm khắc kỹ lưỡng, những di tích, đình, chùa, miếu… đường sá cây xanh nối liền nhau một cách tự nhiên, sinh động… Tất cả đều mang đậm nét tín ngưỡng của dân xứ Huế.

Làng cổ thứ 2 Việt Nam 550 tuổi hình túi đựng tiền khổng lồ, hàng chục ngôi nhà rường trăm năm vẫn còn nguyên
Cổng vào làng vẫn giữ nét truyền thống. Ảnh: Internet

Bên cạnh đó là hệ thống nhà thờ họ, phái, công trình di tích, tôn giáo, tín ngưỡng mang văn hóa Chăm Pa, 12 bến nước đặc trưng của miền quê xứ Huế cùng với nghề làm gốm truyền thống Phước Tích nổi tiếng một thời.

Gốm Phước Tích xưa kia đã vượt qua nhiều sản phẩm gốm nổi tiếng khắp các vùng trong nước để trở thành lựa chọn duy nhất trong Hoàng cung. Nhiều vật dụng trong hoàng cung triều Nguyễn hiện còn được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế có gốc gác từ làng gốm Phước Tích.

Làng cổ thứ 2 Việt Nam 550 tuổi hình túi đựng tiền khổng lồ, hàng chục ngôi nhà rường trăm năm vẫn còn nguyên
Lối dẫn vào làng cổ Phước Tích. Ảnh: Báo Lao Động

Ngoài các công trình kiến trúc, tại làng Phước Tích có cây thị cổ thụ trên 500 tuổi, được công nhận là cây di sản vào năm 2015; cây cao 25m, chu vi thân khoảng 6m.

Để tiếp tục phát huy giá trị và phát triển các loại hình du lịch ở Phước Tích, mới đây UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có Quyết định quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ Phước Tích. Theo đó, bảo tồn, phát huy giá trị di sản Làng cổ Phước Tích gắn với phát triển du lịch bền vững và tạo sự kết nối, phát triển không gian kinh tế - văn hóa và xã hội.

>> TP. Thanh Hóa lấy thêm một huyện di sản đậm văn hoá người Việt cổ, nâng diện tích lên gấp 1,5 lần

Ngôi làng cổ nghìn năm tuổi mang đậm dấu ấn Bắc Bộ, lưu giữ ‘báu vật’ hơn 800 năm tuổi, là nơi ‘chữa lành’ lý tưởng cách Hà Nội chỉ hơn 100km

Chiêm ngưỡng căn nhà đá ong quy mô giữa lòng làng cổ, bên trong không thiếu đồ cổ quý hiếm

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/lang-co-thu-2-viet-nam-550-tuoi-hinh-tui-dung-tien-khong-lo-hang-chuc-ngoi-nha-ruong-tram-nam-van-con-nguyen-262390.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Làng cổ thứ 2 Việt Nam 550 tuổi hình túi đựng tiền khổng lồ, hàng chục ngôi nhà rường trăm năm vẫn còn nguyên
    POWERED BY ONECMS & INTECH