Nhịp sống

Láng giềng Việt Nam phê duyệt thử nghiệm vaccine công nghệ cao điều trị ung thư

Khả Vy

Đây là một bước đột phá quan trọng trong lĩnh vực thuốc cải tiến mRNA và liệu pháp miễn dịch khối u.

Trung tâm Đánh giá thuốc thuộc Cục Quản lý Sản phẩm Y tế Quốc gia Trung Quốc vừa phê duyệt giai đoạn I thử nghiệm lâm sàng cho một loại vaccine mới ứng dụng công nghệ mRNA, nhắm đến điều trị khối u dương tính với virus Epstein-Barr.

Loại vaccine này được phát triển độc lập bởi công ty dược phẩm sinh học WestGene, có trụ sở tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Trước đó, vào tháng 5/2024, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã chấp nhận loại vaccine này là "thuốc nghiên cứu" sau khi hoàn thành các thử nghiệm trong hai chỉ định điều trị ung thư vòm họng và u lympho.

Loại vaccine này được phát triển độc lập bởi công ty dược phẩm sinh học WestGene, có trụ sở tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Ảnh minh hoạ

Loại vaccine này được phát triển độc lập bởi công ty dược phẩm sinh học WestGene, có trụ sở tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Ảnh minh hoạ

Virus Epstein-Barr đã được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế xác định là chất gây ung thư nhóm I, cũng là loại virus đầu tiên được phát hiện có khả năng gây ung thư ở người. Virus này liên quan đến hơn 10 loại khối u ác tính, bao gồm ung thư vòm họng, u lympho và ung thư dạ dày.

Vaccine mRNA điều trị khối u là một bước đột phá quan trọng trong lĩnh vực thuốc cải tiến mRNA và liệu pháp miễn dịch khối u. Ảnh minh hoạ

Vaccine mRNA điều trị khối u là một bước đột phá quan trọng trong lĩnh vực thuốc cải tiến mRNA và liệu pháp miễn dịch khối u. Ảnh minh hoạ

Vaccine mRNA điều trị khối u là một bước đột phá quan trọng trong lĩnh vực thuốc cải tiến mRNA và liệu pháp miễn dịch khối u. Ông Song Xiangrong, đồng sáng lập của WestGene cho biết công ty sẽ tiến hành nhiều thử nghiệm lâm sàng trên toàn quốc nhằm đẩy nhanh quá trình ứng dụng vaccine này trong thời gian sớm nhất.

Công nghệ mRNA (messenger RNA) là một phương pháp tiên tiến trong lĩnh vực y học và sinh học phân tử, đặc biệt nổi bật trong phát triển vaccine và các liệu pháp điều trị. Đây là cách sử dụng một đoạn mã di truyền được gọi là mRNA để hướng dẫn các tế bào trong cơ thể tạo ra protein cụ thể. Những protein này có thể kích hoạt hệ miễn dịch để chống lại các bệnh, chẳng hạn như virus hoặc thậm chí khối u ung thư.

Khi phát triển các liệu pháp điều trị ung thư, mRNA được sử dụng để mã hóa các protein có thể kích thích hệ miễn dịch nhận diện và tiêu diệt tế bào ung thư. Điểm mạnh của công nghệ này là tính linh hoạt và khả năng sản xuất nhanh chóng, vì mRNA có thể được thiết kế và sản xuất nhanh hơn so với các phương pháp truyền thống.

>> Tỷ lệ mắc ung thư ở Việt Nam đang tăng, hơn 50% bệnh nhân ung thư tử vong chỉ sau một năm phát hiện

Người mắc ung thư, bệnh hiểm nghèo, đột quỵ... có thể được hưởng bảo hiểm y tế 100% dù khám, chữa bệnh ‘vượt tuyến’

Tỉnh đông dân nhất Việt Nam đầu tư hệ thống xạ trị hơn 100 tỷ đồng, nâng cao năng lực điều trị ung thư

Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Láng giềng Việt Nam phê duyệt thử nghiệm vaccine công nghệ cao điều trị ung thư
POWERED BY ONECMS & INTECH