Lãnh đạo UBCKNN nêu lý do khối ngoại bán ròng hơn 50.000 tỷ đồng sau nửa đầu năm
Theo lãnh đạo UBCKNN, hiện tượng rút vốn trong thời gian qua của khối ngoại không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà còn có Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan…
Hội thảo “Tạo động lực nâng hạng thị trường chứng khoán” diễn ra chiều ngày 2/7, thảo luận về vấn đề nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian vừa qua và định hướng của cơ quan quản lý là mối quan tâm của thị trường lúc này.
Toàn cảnh hội thảo “Tạo động lực nâng hạng thị trường chứng khoán” |
Ông Bùi Hoàng Hải, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xác nhận có hiện tượng nhà đầu tư nước ngoài bán ròng từ đầu năm đến nay. Hiện, số lượng tỉ lệ nắm giữ của nhà đầu tư ngoài trên thị trường Việt Nam là 46 - 49 tỷ USD, trên 16% tổng vốn hóa trên thị trường.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là thị trường có hạn chế về đầu tư nước ngoài nhưng tổng sở hữu vốn hóa của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tin tưởng, nắm nhiều nhất quanh khu vực Đông Nam Á. Hiện tượng rút vốn trong thời gian qua không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà còn có Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan…
Nguyên nhân thứ nhất là do lãi suất đồng đô la duy trì quá cao, đồng đô la tăng giá, đồng Việt Nam hoặc trong khu vực có sự mất giá. Do vậy, một số quỹ thay đổi kế hoạch, chiến lược để đầu tư vào thị trường ít rủi ro hơn, có cơ hội lớn hơn trong ngắn hạn.
Lý do thứ hai là do tỷ giá trên thị trường tương đối cao so với thị trường trong khu vực. Một số quỹ đầu tư vào thị trường mới nổi, họ sẽ duy trì tỷ trọng nào đó với thị trường. Khi giá trị thị trường tăng lên, họ sẽ bán để đảm bảo mục tiêu đầu tư của quỹ. Ngoài ra, một số quỹ hết thời gian nên họ rút ra. Do vậy, câu chuyện bán ròng, rút vốn chưa phải hiện tượng tạo ra dư luận tiêu cực.
Ông Nguyễn Đức Chi, Thứ trưởng Bộ Tài chính cũng cho rằng, kinh tế Việt Nam trước những khó khăn, biến động của thế giới vẫn giữ được các chỉ số kinh tế vĩ mô. Hiện tượng các quỹ nước ngoài có sự điều chỉnh cơ cấu danh mục đầu tư là chuyện rất bình thường. Nước ta vẫn tiếp tục giữ được kinh tế vĩ mô và sự phát triển hoạt động kinh doanh ổn định của doanh nghiệp niêm yết.
Thị trường chứng khoán của nước ta đã được cải cách, phát triển, nâng hạng có thể nhưng nhà đầu tư rút ra lại tiếc nuối, lúc quay trở lại mất nhiều tiền hơn trước. Chính vì vậy, cần phân tích bản chất của hiện tượng để có sự nhìn nhận toàn diện để không có những ảnh hưởng không đáng có trên thị trường.
"Bệ đỡ quan trọng nhất của thị trường chứng khoán là tính ổn định vĩ mô của nền kinh tế. Nhìn ra kinh tế khu vực và toàn cầu với những biến động và khó khăn trong những năm vừa qua, kinh tế Việt Nam vẫn giữ ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô. Vì vậy, không có cơ sở để nói thị trường chứng khoán của Việt Nam lại có rủi ro cao", Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi nói.
>> Gần 7,2 tỷ USD sẽ chảy vào TTCK Việt Nam mỗi năm khi quyết định nâng hạng có hiệu lực
'Ông lớn' thép tôn mạ sắp triển khai nhà máy thứ 4 với tổng vốn 10.000 tỷ vào cuối năm 2024
6 cổ phiếu tiềm năng cho tháng 7 qua lăng kính chuyên gia, mức sinh lời dự kiến hàng chục %