Lễ chùa đầu xuân 2024 tại 4 ngôi chùa trên núi nổi tiếng linh thiêng tại miền Nam

07-02-2024 21:30|Hoàng Giang

Ngoài việc cúng tổ tiên, người Việt mỗi dịp Tết thường tìm về các đền, chùa để cầu những điều may mắn cho gia đình trong năm mới.

Người Việt tin rằng việc lễ chùa đầu năm không chỉ đơn giản là để ước nguyện, mà còn là dịp để hòa mình vào không khí tâm linh, bỏ lại những lo toan bộn bề cuộc sống hàng ngày. Mỗi người tham gia lễ đầu năm với những mục đích khác nhau: có người cầu tài, cầu lộc, cầu duyên; còn người khác lại cầu bình an và sức khỏe cho bản thân cùng gia đình.

Dưới đây là 4 ngôi chùa nổi tiếng tại miền Nam mà bạn có thể đến hành hương nhân dịp đầu năm mới 2024:

1. Chùa Bà Đen - Tây Ninh

Chùa Bà Đen tọa lạc trên đỉnh núi Bà Đen, ấp Ninh Trung, xã Ninh Sơn, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, là một ngôi chùa cổ nổi tiếng với lịch sử 300 năm. Núi Bà Đen là đỉnh núi cao nhất Đông Nam Bộ, vì thế đường lên chùa cũng khá gian nan, du khách có thể lựa chọn phương tiện như đi bộ, cáp treo, hoặc hệ thống máng trượt để đến thăm quan, vãn cảnh ngôi chùa này.

Chùa Bà Đen - Tây Ninh

Chùa Bà Đen - Tây Ninh

Ban đầu, chùa Bà Đen chỉ là một ngôi miếu nhỏ, sau đó được nâng cấp và xây dựng lại thành một ngôi chùa lớn hơn, rộng rãi và tráng lệ, trở thành một trong những ngôi chùa đẹp ở miền Nam, thu hút đông đảo du khách và người hành hương từ khắp nơi.

Chùa Bà Đen thuộc hệ phái Bắc Tông, có tổng diện tích 210m2 và được xây dựng theo lối kiến trúc cổ, tạo nên vẻ uy nghiêm và cổ kính. Chùa này gồm hai hạng mục chính là Chánh Điện và Giảng Đường. Trong khu Chánh Điện, có đài thờ Bồ tát Quan Âm, tượng Tiêu Diện, Bồ tát Di Lặc, Bồ tát Văn Thù và Bồ tát Phổ Hiền cùng nhiều tượng Phật khác như Tứ Thiên Vương, Thập bát La Hán, Tổ sư Đạt Ma,....và các vị Tổ của chùa.

Hệ thống cáp treo tại chùa

Hệ thống cáp treo tại chùa

Hàng năm, chùa Bà Đen thu hút người dân từ khắp nơi về hành hương, cầu bình an và sức khỏe, đồng thời thưởng thức khung cảnh bình yên và thơ mộng của ngôi chùa.

2. Chùa Châu Thới – Bình Dương

Hầu hết những ngôi chùa cổ có lịch sử lâu đời thường được xây dựng trên đỉnh núi, Chùa Châu Thới ở Bình Dương không phải là ngoại lệ. Nằm trên đỉnh núi Châu Thới, xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, ngôi chùa này nằm cách mặt nước biển 82m và được bao bọc bởi không gian nhiều cây cối xanh mát và yên bình.

Chùa Châu Thới – Bình Dương
Chùa Châu Thới – Bình Dương

Chùa Châu Thới – Bình Dương

Chùa trên núi Châu Thới được xây dựng vào đầu thế kỷ 17, ban đầu chỉ là một cái am nhỏ. Sau này chùa được trình trùng tu và mở rộng, trở thành một ngôi chùa uy nghiêm và hoành tráng, với quần thể kiến trúc đa dạng bao gồm Chánh điện, điện thờ Ngũ Hành Nương Nương, điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế, Diêu Trì Kim Mẫu, Thiên Thủ Thiên Nhãn và Linh Sơn Thánh Mẫu. Điểm độc đáo nhất là bức tượng rồng được điêu khắc tỉ mỉ ở phía trước sân chùa.

Chùa Châu Thới – Bình Dương

Chùa Châu Thới – Bình Dương

Để đến chùa Châu Thới và thưởng thức vẻ đẹp tự nhiên, du khách có thể lựa chọn leo 220 bậc thang để tận hưởng cảnh sắc thiên nhiên xanh mát và yên bình. Nếu muốn thuận tiện hơn, bạn có thể đi đường nhựa dành cho xe máy.

Từ đỉnh chùa, bạn có thể chiêm ngưỡng khung cảnh bình yên, xa xa là những mái nhà san sát cùng những con đường uốn lượn và những công trình hiện đại của tỉnh Bình Dương.

>> Khám phá cổ tự gần 1.300 tuổi bằng gỗ lớn nhất thế giới, có bức tượng Phật khổng lồ nặng 500 tấn

3. Chùa Hang An Giang

Chùa Hang hay còn được biết đến với tên gọi Phước Điền Tự, là một trong những ngôi chùa trên núi mang vẻ đẹp thơ mộng và trữ tình. Nằm tại triền núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, ngôi chùa có tuổi đời hàng trăm năm. Ban đầu, chùa chỉ là một cái am nhỏ và sau đó trải qua quá trình trùng tu và mở rộng để đón tiếp du khách đến hành hương và thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên.

Du khách phải leo qua 300 bậc thang để đến được chùa Hang

Du khách phải leo qua 300 bậc thang để đến được chùa Hang

Cảnh sắc núi non hữu tình tại chùa Hang

Cảnh sắc núi non hữu tình tại chùa Hang

Chùa được xây dựng với mặt chính rộng 11m và mặt hông dài 10m trên nền cuốn đá xanh cao ráo. Khuôn viên chùa được tráng xi măng và lát gạch bông rất sạch sẽ. Đặc biệt, trong chùa có nhiều hoành phi và liễn đối được chạm khắc tinh xảo và công phu. Trong khuôn viên chùa, du khách có thể chiêm ngưỡng tượng Phật Di Lặc, tượng Quan Thế Âm Bồ Tát trước hoa viên và 4 vị hộ pháp hướng về chân núi.

Cảnh sắc núi non hữu tình tại chùa Hang

Cảnh sắc núi non hữu tình tại chùa Hang

Chùa Hang là ngôi chùa đẹp ở miền Nam, liên quan đến câu chuyện của bà Lê Thị Thơ, một người phụ nữ đã từ bỏ cuộc sống đời thường để đến núi Sam tu hành. Bà xây dựng am trong một hang sâu yên tĩnh để tu tập. Tương truyền, cặp rắn Thanh Xà và Bạch Xà khi nghe tiếng đọc kinh của bà đã tìm đến hang và được bà thuần phục. Cặp rắn này không hại người, ăn đồ chay, nghe kinh và giúp bảo vệ am khỏi kẻ gian và thú dữ.

Ngày nay, chùa Hang thu hút du khách gần xa và thường là địa điểm phù hợp để hành hương đầu năm. Để đến chùa, du khách phải vượt qua 300 bậc thang, nhưng vẻ đẹp cổ kính và cảnh sắc yên bình tại chùa Hang chắc chắn sẽ xứng đáng với những công sức bạn bỏ ra.

4. Thiền viện Trúc Lâm Chân Nguyên - Vũng Tàu

Thiền Viện Trúc Lâm Chân Nguyên Vũng Tàu nằm tại sườn núi Minh Đạm, thị trấn Phước Hải, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Ngôi thiền viện này có không gian xanh mát, len lỏi giữa dãy núi và rừng cây bạt ngàn.

Khuôn viên của chùa được quy hoạch thành nhiều hạng mục khác nhau. Khu Chánh Điện được xây dựng dưới dãy núi Kỳ Vân, điểm nhấn với bức tượng đá hình đầu rùa, đầu rắn được điêu khắc công phu và tỉ mỉ. Đặc biệt, nơi đây còn có những khối đá hình rắn ngậm ngọc, con voi khổng lồ quỳ phục và hình đầu tượng Phật độc đáo và uy nghiêm.

Khung cảnh yên bình, thơ mộng của Thiền viện Trúc Lâm Chân Nguyên

Khung cảnh yên bình, thơ mộng của Thiền viện Trúc Lâm Chân Nguyên

Phía sau chùa mở ra một con đường mòn dẫn lên đỉnh núi Bạch Vân. Du khách có thể men theo con đường này để thưởng thức cảnh sắc bình yên, lộng gió, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thành phố biển Vũng Tàu từ trên cao.

Nơi đây còn được gọi là chùa Khỉ vì có nhiều đàn khỉ sinh sống

Nơi đây còn được gọi là chùa Khỉ vì có nhiều đàn khỉ sinh sống

Điểm đặc biệt của Thiền Viện Trúc Lâm Chân Nguyên chính là sự hiện diện của rất nhiều khỉ, vì lý do đó ngôi chùa này còn được gọi là chùa Khỉ. Những bầy khỉ ở đây rất hiền lành và thân thiện, làm cho không khí tại chùa trở nên vui tươi hơn. Các chú khỉ khi di chuyển, nhảy nhót và chìa tay xin ăn không khỏi làm cho du khách bật cười và tận hưởng trải nghiệm độc đáo này.

>> Đi lễ chùa đầu năm tại 5 ngôi chùa miền Bắc linh thiêng bậc nhất, nức tiếng gần xa

Ngôi chùa thanh tịnh có địa thế tả Thanh Long - hữu Bạch Hổ, du khách đến chiêm bái cứ ngỡ bước vào 'chốn tiên cảnh an lạc'

Ngôi chùa lưng tựa sườn núi, mặt hướng hồ đẹp như tiên cảnh, chính giữa tôn trí bảo tượng Đức Phật được điêu khắc từ nguyên khối đá 2 tấn

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/le-chua-dau-xuan-2024-tai-4-ngoi-chua-tren-nui-noi-tieng-linh-thieng-tai-mien-nam-d113763.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Lễ chùa đầu xuân 2024 tại 4 ngôi chùa trên núi nổi tiếng linh thiêng tại miền Nam
    POWERED BY ONECMS & INTECH