Tài chính Ngân hàng

Lộ nguyên nhân Nghị định về thử nghiệm Fintech vẫn chưa được ban hành

Hoàng Hiếu 27/06/2024 - 21:42

Fintech hiện là lĩnh vực rất tiên phong và đã thu được kết quả bước đầu rất tốt, điển hình như trong lĩnh vực ngân hàng.

Chiều 24/6, tại Hà Nội, Báo Đầu tư phối hợp cùng Công ty cổ phần Nghiên cứu Kinh doanh Việt Nam (Viet Research) tổ chức Lễ công bố Danh sách Top 50 doanh nghiệp (DN) sáng tạo và kinh doanh hiệu quả Việt Nam 2024 (VIE50), Top 10 DN sáng tạo và kinh doanh hiệu quả Việt Nam 2024 trong các ngành kinh tế trọng điểm (VIE10) và Top 100 sản phẩm, dịch vụ đổi mới, sáng tạo hiệu quả của năm 2024.

Theo Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, ông Nguyễn Đức Hiển cho biết “Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng vẫn đang trên bàn của những người có thẩm quyền là quá chậm”.

Fintech hiện là lĩnh vực rất tiên phong và đã thu được kết quả bước đầu rất tốt, điển hình như trong lĩnh vực ngân hàng. Nghị định về cơ chế thử nghiệm (sandbox) đã được Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ từ năm 2021 nhưng đến nay vẫn chưa được ban hành.

Lý giải nguyên nhân Nghị định chậm ban hành, Ngân hàng Nhà nước cho biết Nghị định về Cơ chế thử nghiệm là Nghị định được xây dựng không dựa trên quy định tại cấp độ Luật.

Do đó, quy trình xây dựng Nghị định sẽ cần nhiều thời gian hơn, Chính phủ phải trình Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị định trước khi ký thông qua.

Nghị định về Sandbox đang được cộng đồng Fintech hết sức trông chờ. Việc có hành lang pháp lý đầy đủ không chỉ bảo vệ quyền lợi của fintech mà còn của cả người tiêu dùng.

Lộ nguyên nhân Nghị định về thử nghiệm Fintech vẫn chưa được ban hành
Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nguồn: Internet

Tại Lễ công bố, ông Trương Minh Tiến, Giám đốc Điều hành Viet Research, nhận định và cho rằng doanh nghiệp Việt đang có những tiến bộ vượt bậc trong việc phát triển công nghệ, áp dụng số hóa trong cải tiến và ra mắt những sản phẩm mới.

Theo đại diện Viet Research, những đổi mới điển hình trong sản xuất và quản lý chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp VIE50 có thể kể đến từ việc ứng dụng công nghệ IoT, AI, Big Data, tự động hóa và robot hóa, đến việc sử dụng blockchain, công nghệ in 3D và số hóa quy trình quản lý.

Các doanh nghiệp VIE50 đã chủ động đưa nhiều sáng tạo trong dịch vụ khách hàng nhằm nâng cao trải nghiệm và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Việc áp dụng các công nghệ tiên tiến như AI, Big Data, VR/AR, và tự động hóa đã giúp cải thiện hiệu quả hoạt động, tăng cường sự hài lòng và tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng.

>>Thị trường fintech Việt Nam có thể cán mốc 18 tỷ USD vào cuối năm 2024

Thị trường fintech Việt Nam có thể cán mốc 18 tỷ USD vào cuối năm 2024

Chính sách cho Fintech: Chờ đợi và quan sát

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/lo-nguyen-nhan-nghi-dinh-ve-thu-nghiem-fintech-van-chua-duoc-ban-hanh-240240.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Lộ nguyên nhân Nghị định về thử nghiệm Fintech vẫn chưa được ban hành
POWERED BY ONECMS & INTECH