Vĩ mô

Loại bỏ cơ chế xin cho, giúp kinh tế tư nhân phát huy tối đa tiềm năng

Phúc Lam 11/04/2025 6:31

Sáng 8/4, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính tổ chức Tọa đàm trao đổi ý kiến chuyên gia về hoàn thiện thể chế phát triển kinh tế tư nhân.

Tại Tọa đàm, các chuyên gia đồng thuận cho rằng, kinh tế tư nhân đang có đóng góp lớn trong tổng thể nền kinh tế, có phạm vi hoạt động rộng khắp trong mọi ngành nghề, trên mọi địa bàn, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, biên cương, hải đảo, góp phần cung ứng đủ hàng hóa, tạo công ăn việc làm, tăng kim ngạch xuất khẩu, góp phần đáng kể trong cơ cấu GDP.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng, kinh tế tư nhân chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Một trong những lý do cho tình trạng này là hệ thống pháp luật, chính sách còn bất cập khiến doanh nghiệp tư nhân gặp khó khăn trong tiếp cận các nguồn luật.

Phát biểu tại Tọa đàm, TS. Phùng Đức Tùng, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển Mekong cho rằng, cần tiếp tục thực hiện các cải cách đột phá trong thể chế, chính sách và môi trường kinh doanh.

>>Dự kiến khu vực tư nhân đóng góp khoảng 70% GDP của Việt Nam

Loại bỏ cơ chế xin cho, giúp kinh tế tư nhân phát huy tối đa tiềm năng

TS. Phùng Đức Tùng, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển Mekong phát biểu

Cụ thể, sửa đổi và đưa ra các hướng dẫn chi tiết cụ thể việc tuân thủ các yêu cầu của pháp luật liên quan sao cho doanh nghiệp không cần phải xin phép các cơ quan liên quan nhằm loại bỏ cơ chế xin cho, từ đó giúp kinh tế tư nhân phát huy tối đa tiềm năng.

Đặc biệt, ông Tùng nhấn mạnh, cần chú trọng đến khung pháp lý và chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp và loại hình kinh doanh mới, nhất là trong thời đại công nghệ số.

Nêu quan điểm về vai trò của các doanh nghiệp lớn, ông Tùng cho rằng, cần thúc đẩy tính cạnh tranh của thị trường, đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, quản lý hiệu quả vai trò và ảnh hưởng của các doanh nghiệp tư nhân lớn trong nước, doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Nhà nước.

Bên cạnh đó, phải tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân quy mô vừa và nhỏ phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho sự gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới, biến các doanh nghiệp vừa và nhỏ thành động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế.

Phát biểu chỉ đạo tại Tọa đàm, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đánh giá cao các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các chuyên gia. Đồng thời, Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, đây sẽ là cơ sở để tham mưu xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân.

Phó Chủ tịch Quốc hội dẫn lại lời Tổng Bí thư Tô Lâm để nhấn mạnh tầm quan trọng của Đề án phát triển kinh tế tư nhân, phát triển kinh tế tư nhân là đòn bẩy cho Việt Nam thịnh vượng. Kinh tế tư nhân sẽ là lực lượng tiên phong trong thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giúp nước ta nâng cao sức cạnh tranh, thúc đẩy hội nhập quốc tế.

>>Khi giá cả toàn cầu biến động, Việt Nam làm gì để giữ lạm phát trong tầm kiểm soát?

Thủ tướng: Phải tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Ông Đậu Anh Tuấn: Còn nhiều rào cản kìm hãm sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/loai-bo-co-che-xin-cho-giup-kinh-te-tu-nhan-phat-huy-toi-da-tiem-nang-286332.html
Bài liên quan
  • Phó Thủ tướng: Đề án phát triển kinh tế tư nhân phải tạo cú hích
    Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đề nghị khẩn trương hoàn thiện đề án phát triển kinh tế tư nhân, đảm bảo khi ban hành phải tạo cú hích cho khu vực kinh tế tư nhân, khơi thông các rào cản, điểm nghẽn...
  • Nhìn sang Trung Quốc, quay về Việt Nam: Làm thế nào để kinh tế tư nhân bứt phá?
    Hộ kinh doanh cá thể đang là trụ cột của nền kinh tế Việt Nam, nhưng vẫn loay hoay trong khu vực phi chính thức, chật vật với rào cản vốn, thuế và thủ tục. Trong khi đó, Trung Quốc đã giúp hàng chục triệu hộ kinh doanh bứt phá, trở thành động lực tăng trưởng mạnh mẽ. Việt Nam có đang tự đánh mất cơ hội vàng?
  • TS. Nguyễn Đình Cung: Mạnh dạn ‘đập bỏ’ một nửa số luật hiện nay sẽ mở 'đường cao tốc’ giải phóng sức mạnh kinh tế tư nhân
    Việc tinh giản bộ máy nhà nước phải đi kèm với việc tinh giản các quy định pháp luật, làm được vậy sẽ tạo ra một hệ thống hiệu quả hơn. Do đó, phải mạnh dạn "đập bỏ" một nửa số luật hiện nay, khi đó, các quy định pháp luật về kinh tế sẽ được thiết kế theo hướng quản lý theo mục tiêu, thay vì quy trình, TS. Nguyễn Đình Cung kiến nghị.
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Loại bỏ cơ chế xin cho, giúp kinh tế tư nhân phát huy tối đa tiềm năng
    POWERED BY ONECMS & INTECH