Lợi nhuận nhóm phân bón sẽ giảm mạnh trong quý 1/2023 vì giá urê?

07-02-2023 18:16|Bảo Bảo

Nhìn lại kết quả kinh doanh cũng như diễn biến giá cổ phiếu năm 2022, SSI cho rằng nhóm doanh nghiệp phân bón đã ghi nhận tín hiệu tích cực hơn thị trường chung nhờ lợi nhuận đạt mức kỷ lục.

CTCP Chứng khoán SSI mới đây đã ra báo cáo với chủ đề "Triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2023: Chọn lọc cơ hội" với hàng loạt điểm nhấn trong đó có câu chuyện về nhóm phân bón.

Nhìn lại kết quả kinh doanh cũng như diễn biến giá cổ phiếu năm 2022, SSI cho rằng nhóm doanh nghiệp phân bón ghi nhận tín hiệu tích cực hơn thị trường chung nhờ lợi nhuận đạt mức cao kỷ lục.

Theo công ty chứng khoán, vốn hóa ngành phân bón đếm cuối năm 2022 giảm 16% so với đầu năm song vẫn tốt hơn kết quả của VN-Index (giảm 32% so với đầu năm) do lợi nhuận đạt mức cao kỷ lục trong đó DPM là cổ phiếu khả quan nhất với giá cổ phiếu chỉ giảm 4% so với đầu năm do chính sách chi trả cổ tức với tỷ lệ cao (lên đến 70% mệnh giá, tỷ suất cổ tức đạt 16%) và tăng trưởng lợi nhuận vững chắc.

Lợi nhuận nhóm phân bón sẽ giảm mạnh trong quý 1/2023 vì giá urê?

Kém hiệu quả nhất là các công ty sản xuất NPK (giá cổ phiếu BFC và LAS lần lượt giảm 43% và 61% so với đầu năm); đây đều là những công ty gặp khó khăn khi chi phí nguyên liệu thô nhập khẩu tăng lên trong năm 2022.

Năm qua, xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine đã làm gián đoạn dòng chảy khí đốt tự nhiên. Điều này đã đẩy giá nguyên liệu sản xuất phân bón (dầu mỏ và khí tự nhiên) lên cao hơn khiến các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng ở châu Âu như phân bón phải cắt giảm sản xuất, làm tăng giá urê. Sự thiếu hụt nguồn cung urê ở châu Âu đã được bù đắp bằng hàng nhập khẩu từ các nước khác (Trung Đông, Ma-rốc và Ai Cập).

Trong khi đó, các nhà sản xuất urê Việt Nam dù không xuất khẩu sang Châu Âu do quãng đường vận chuyển dài nhưng vẫn được hưởng lợi từ việc tính giá cao hơn tại các thị trường xuất khẩu (Ấn Độ và các nước ASEAN).

Sau xung đột, các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với hàng hóa của Nga đã làm thay đổi hoạt động giao dịch than, gián tiếp làm tăng giá than (than của Nga đã bị châu Âu cấm vận bắt đầu từ tháng 8/2022).

Trong nước, tăng trưởng sản lượng urê ghi nhận mức ổn định trong năm 2022 nhờ hoạt động xuất khẩu. Theo Tổng Cục Thống kê, sản lượng tiêu thụ urê trung bình tại Việt Nam tăng 7% so với cùng kỳ trong khoảng thời gian từ tháng 1 - 11/2022.

SSI ước tính sản lượng tiêu thụ urê của DPM và DCM năm 2022 tăng lần lượt 9% và 8% so với cùng kỳ trong năm 2022 và giá urê tăng 40 ~ 45% so với cùng kỳ trong năm 2022. Mặc dù giá bán urê cao, các nhà sản xuất urê vẫn cố gắng duy trì việc tăng trưởng sản lượng tiêu thụ ổn định nhờ hoạt động xuất khẩu tích cực để bù đắp cho sự sụt giảm nhu cầu trên thị trường nội địa.

Doanh nghiệp phân bón phá sâu kế hoạch kinh doanh:Nnăm 2022, Đạm Phú Mỹ (Mã DPM) ghi nhận doanh thu tăng gần 46% so với năm 2021 - đạt 18.627 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế tăng gần 77% lên mức 5.606 tỷ (cùng kỳ lãi 3.172 tỷ đồng).

Lợi nhuận nhóm phân bón sẽ giảm mạnh trong quý 1/2023 vì giá urê?

Tương tự, doanh thu Đạm Cà Mau (Mã DCM) năm 2022 đạt 15.924 tỷ đồng - tăng 61,3% so với năm 2021; lãi ròng ở mức 4.281 tỷ đồng - tăng 134,4% YoY và vượt 17% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm. Giống như DPM, đây cũng là số lãi năm kỷ lục của Đạm Cà Mau từ trước tới nay.

Một doanh nghiệp khác trong ngành là Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (Mã LAS) đã mang về 3.156 tỷ đồng doanh thu và 112 tỷ đồng lãi ròng trong năm 2022, tăng lần lượt 12,7% và 32% đồng thời vượt kế hoạch cả năm.

Hay như Phân bón Bình Điền (Mã BFC), năm 2022 vừa qua, công ty thông báo đã tiêu thụ được 511.899 tấn phân bón trong tổng số 518.218 tấn sản xuất, đem về 8.693 tỷ đồng doanh thu - tăng 10,2% so với năm 2021; lợi nhuận trước thuế tăng 18% YoY lên 235 tỷ đồng.

Theo đó, công ty đã lần lượt vượt 35,2% kế hoạch doanh thu và 18% chỉ tiêu lợi nhuận đã đề ra; lợi nhuận ròng cả năm ở mức 187 tỷ.

Lợi nhuận các "ông lớn" sẽ quay đầu: Sang năm 2023, Chứng khoán SSI nhấn mạnh việc giá urê có thể lao dốc trong năm 2023 do hoạt động xuất khẩu urê từ Nga và Trung Quốc sẽ phục hồi; xu hướng nguyên liệu đầu vào tăng có thể hạ nhiệt giá than và giá khí đốt có thể kéo giá 2 loại mặt hàng này hạ nhiệt qua đó tăng biên lãi cho một số doanh nghiệp sản xuất phân bón.

Lợi nhuận nhóm phân bón sẽ giảm mạnh trong quý 1/2023 vì giá urê?

Điều đáng lưu ý ở chỗ nhu cầu urê có thể suy yếu trong năm 2023 do lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu và sự điều chỉnh giá của các mặt hàng nông nghiệp.

SSI cho rằng, quý 4 thường là mùa cao điểm sử dụng urê. Tuy nhiên, giá urê không tăng trong quý 4/2022 đã và đang phản ánh thực tế rằng nhu cầu đang suy yếu và có thể tiếp tục giảm trong năm nay.

Dự phóng kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành phân bón năm 2023, Chứng khoán SSI cho rằng các nhà sản xuất urê như Đạm Phú Mỹ hay Đạm Cà Mau có thể sẽ ghi nhận lợi nhuận giảm đáng kể trong quý 1/2023 bởi cả 2 đều chốt được đơn hàng xuất khẩu với mức giá rất cao (trên 900 USD/tấn so với giá hiện tại là 480 USD/tấn) trong tháng 1/2022. Thêm vào đó, giá urê đã hình thành mức đỉnh khác vào tháng 3/2022 sẽ khiến lợi nhuận của DPM và DCM giảm nhiều nhất trong quý 1/2023.

Công ty chứng khoán ước tính lợi nhuận ròng của DPM và DCM sẽ giảm lần lượt 39% và 41% về còn 3.000 tỷ và 2.260 tỷ trong năm 2023.

Với dự báo này, SSI khuyến nghị KÉM KHẢ QUAN đối với ngành phân bón trong năm nay. Điểm hỗ trợ đối với các doanh nghiệp đầu ngành phân bón này đến từ lượng tiền mặt cao và tỷ lệ chi trả cổ tức "báo" có thể giúp hạn chế đà giảm giá cổ phiếu.

Lợi nhuận nhóm phân bón sẽ giảm mạnh trong quý 1/2023 vì giá urê?
Diễn biến giá cổ phiếu phân bón 3 năm COVID-19

Đến ngày 31/12/2022, BFC đang có khoản tiền mặt và tiền gửi tăng mạnh lên mức gần 550 tỷ đồng (con số này với LAS chỉ là 110 tỷ - giảm mạnh gần 70% so với đầu năm).

Trong khi đó, cả Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau đều đang sở hữu tới hơn 8.900 tỷ đồng tiền - tương đương và các khoản tiền gửi ngắn hạn - tăng lần lượt 1.500 tỷ và hơn 2.400 tỷ so với thời điểm cuối quý 1/2022.

Với riêng Đạm Cà Mau, do nhà máy urê của công ty sẽ hết khấu hao vào khoảng tháng 9/2023 nên dự báo lợi nhuận của DCM sẽ giảm từ quý 4/2023; đây có thể là một bước ngoặt đối với giá cổ phiếu này.

Sếp lớn SSI: Đã đến lúc thị trường rời 'ao làng', vươn ra 'biển lớn'

[Live] Ông Nguyễn Duy Hưng: "Với SSI, thị phần chỉ là một trong rất nhiều mục tiêu, điều quan trọng nhất là hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững"

Bài thuộc chủ đề Sản xuất, Công nghiệp
Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/loi-nhuan-nhom-phan-bon-se-giam-manh-trong-quy-12023-vi-gia-ure-168427.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Lợi nhuận nhóm phân bón sẽ giảm mạnh trong quý 1/2023 vì giá urê?
    POWERED BY ONECMS & INTECH