Miền núi Việt Nam trồng được loại 'lá vàng xanh' giúp phòng chống ung thư, tiểu đường, xuất khẩu thu về hơn 4.000 tỷ đồng
Loại cây này của Việt Nam vừa đắng, vừa chát nhưng lại có những tác dụng thần kỳ cho sức khỏe, được hơn 70 quốc gia nhập khẩu.
"Lá vàng xanh" vừa đắng, vừa chát được thế giới săn lùng
Chè xanh là một loại cây lâu năm, thường mọc thành từng bụi. Trong y học cổ truyền, loại lá này có vị đắng chát, hơi ngọt.
Chè xanh được trồng lâu đời ở nhiều nước châu Á, được dùng để làm nước giải khát, làm thuốc hoặc làm cảnh. Hiện tại, Việt Nam đang là một trong những ông lớn trong ngành xuất khẩu chè, đứng thứ 8 thế giới.
Theo thống kê, nước ta có 34 tỉnh, thành phố trồng chè, với tổng diện tích lên đến 130.000ha. Loại cây này chủ yếu được trồng tại các tỉnh thành thuộc khu vực trung du, miền núi, những nơi có khí hậu mát mẻ như trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Một số tỉnh của nước ta có diện tích đất trồng chè lớn là Thái Nguyên (22.300ha), Lâm Đồng (10.800ha), Hà Giang (21.500ha), Phú Thọ (16.100ha)... Hiện nay, Việt Nam có đa dạng giống chè, theo thống kê có đến 170 giống chè các loại bảo đảm chất lượng và cho năng suất cao.
Theo Tổng cục Hải quan, 8 tháng đầu năm, Việt Nam thu về gần 4.000 tỷ đồng từ xuất khẩu chè sang các nước, vượt kim ngạch cả năm ngoái. Sản phẩm chè của Việt Nam hiện đã được xuất sang trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong đó, 8 tháng đầu năm, Pakistan là thị trường nhập khẩu chè Việt nhiều nhất, với 62,3 triệu USD, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc chi gần 13,2 triệu USD mua chè Việt Nam, tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ. Xuất khẩu sang Mỹ cũng tăng mạnh, gần 8 triệu USD.
Tính chung 8 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 92.800 tấn chè, thu về 162,62 triệu USD (gần 4.000 tỷ đồng), vượt kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này năm ngoái.
Giá chè xuất sang Pakistan vẫn dẫn đầu, duy trì mức trên 2.000 USD một tấn, trong khi các thị trường khác chỉ dao động từ 1.600-1.800 USD một tấn. Riêng Trung Quốc, dù tăng sản lượng thu mua gấp 3 lần, giá chè trung bình chỉ đạt 1.458 USD một tấn, giảm gần 40%.
Loại thực phẩm vàng phòng chống ung thư
Là một loại cây khá phổ biến ở vùng núi Việt Nam, nhiều nghiên cứu khẳng định chất EGCG có trong lá chè có thể ngăn ngừa sự tăng trưởng của tế bào ung thư phổi, ức chế ung thư đại tràng. Được biết, EGCG được chứng minh là mạnh gấp 200 lần vitamin E trong việc hủy diệt các gốc tự do làm tổn thương da gây viêm khớp, đái tháo đường và ung thư.
Cụ thể, theo báo cáo đăng trên Tạp chí Oral Oncology (Mỹ) năm 2021, các nhà nghiên cứu Mỹ đã phân tích 19 nghiên cứu với 4.675 người cho thấy, uống trà xanh có tác dụng bảo vệ và ngăn ung thư miệng. Một phân tích khác trên 51 nghiên cứu với 1,6 triệu người ở Mỹ cũng cho thấy, trà xanh giúp giảm nguy cơ ung thư phổi, nhất là ở nam giới. Tiêu thụ trà xanh có thể giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Dù vậy, các bằng chứng về tác dụng của trà xanh đối với các loại ung thư khác vẫn cần được khai thác thêm.
Theo nghiên cứu trên 90.914 người ở Nhật Bản, trà xanh hỗ trợ giảm nguy cơ đái tháo đường, béo phì.. và các bệnh lý khác nhưng chưa có kết quả cho thấy mối liên hệ giữa dùng trà xanh và giảm tỷ lệ tử vong do ung thư. Dù vậy, các nhà nghiên cứu đã khẳng định trà xanh an toàn cho hầu hết mọi người khi dùng vừa đủ.
Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc Gia, ngoài các tác dụng trên, lá chè xanh còn chứa một hợp chất có tên là Catechin có thể ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn răng miệng và đường ruột, đặc biệt là bệnh cúm.
Trà xanh có tác dụng chống bức xạ và giảm cholesterol. Loại lá này cũng có thể giúp ngăn ngừa chứng bệnh lú lẫn ở người cao tuổi. Với người bình thường nếu mỗi ngày uống 3 ly trà xanh thì trí nhớ, sức tập trung, khả năng nói lưu loát cũng tốt hơn.
Loài cây quý hiếm chỉ duy nhất Việt Nam có: Sống ở độ cao 2.000m, được coi như 'cây thần linh'
Loại cây vừa là gia vị, vừa là thảo mộc giúp giảm nguy cơ ung thư, đã được khoa học chứng minh