Cổ phiếu này được định giá cao hơn 21% so với giá mục tiêu ở báo cáo trước đó.
CTCP Chứng khoán MB (MBS) mới đây vừa có báo cáo phân tích cổ phiếu PNJ của CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận. Theo đó, PNJ có tiềm năng tăng trưởng nhờ việc sở hữu lợi thế đầu ngành, chiếm 50% trong miếng bánh thị phần; thị trường bán lẻ trang sức kỳ vọng phục hồi trong năm 2024; PNJ vẫn còn triển vọng mở rộng ra thị trường miền Bắc.
Về kết quả kinh doanh, trong bối cảnh sức cầu chung suy giảm, PNJ vẫn tiếp tục mở rộng, lên tổng số 400 cửa hàng, nhờ đó, doanh thu bán lẻ chỉ giảm 8% so với cùng kỳ - ít hơn nhiều so với thị trường hàng không thiết yếu nói chung.
Năm 2023, tổng doanh thu PNJ ghi nhận 33.137 tỷ đồng (giảm 2% so với cùng kỳ). Biên lợi nhuận gộp đạt 18,3% nhờ tăng tỷ trọng các sản phẩm có biên LN gộp tốt như trang sức bạc, trang sức vàng tầm trung.
>> Một cổ phiếu ngân hàng được khuyến nghị MUA, kỳ vọng tăng 40%
Doanh thu tài chính tăng 65% so với cùng kỳ nhờ vào tiền gửi ngắn hạn tăng gấp 3 lần, trong khi chi phí tài chính giảm nhẹ 3% đã giúp lợi nhuận ròng PNJ vượt mức kỷ lục của năm 2022 (1.971 tỷ đồng, tăng 9,1% so với cùng kỳ).
PNJ đã đạt được tốc độ tăng trưởng cửa hàng tốt nhất kể từ năm 2019 |
Tiềm năng tăng trưởng của PNJ đến từ việc doanh nghiệp sở hữu vị thế đầu ngành với khoảng 50% thị phần bán lẻ trang sức Việt Nam, tiếp tục phủ sóng rộng rãi cửa hàng trong bối cảnh tiêu dùng còn nhiều khó khăn trong năm 2023. Chuyên gia kỳ vọng PNJ tiếp tục mở mới cửa hàng, tăng độ phủ sóng trên toàn quốc, đạt được 440/462 cửa hàng trong năm 24/25.
Ngoài ra, chuyên gia dự báo thị trường bán lẻ trang sức phục hồi khoảng 5% so với cùng kỳ khi mức tiêu dùng chung phục hồi kể từ quý 2/2024, kết hợp với các chiến lược bán hàng hiệu quả của PNJ, tiếp tục khai thác sâu tệp khách hàng mới có trong năm 2023 sẽ giúp lợi nhuận ròng tăng 19%/12% so với cùng kỳ.
PNJ vẫn còn triển vọng phủ rộng ra miền Bắc trong trung - dài hạn khi mật độ bao phủ chưa lớn |
PNJ vẫn còn triển vọng phủ rộng ra miền Bắc trong trung và dài hạn khi mật độ bao phủ thị trường bán lẻ trang sức tại đây vẫn chưa lớn. Cụ thể, tỷ lệ về doanh thu tại TP. HCM và Bình Dương (các khu vực loại 1 ở khu vực phía Nam) vẫn khá lớn và chiếm khoảng 40% tổng doanh thu PNJ.
>> Doanh nghiệp vàng bạc duy nhất niêm yết trên sàn chứng khoán khoe lãi kỷ lục
Hiện nay, ngoài Bắc mức độ thu nhập tương đương, trong khi tổng 2 nhà bán lẻ trang sức lớn nhất chưa có đến 100 cửa hàng tại Hà Nội (Doji: 35 cửa hàng, PNJ 31 cửa hàng) thì ở TP. HCM, PNJ đã sở hữu gần 110 cửa hàng. Vì thế, MBS nhận thấy tiềm năng khai thác ra khu vực Hà Nội và các tỉnh miền Bắc rất lớn dành cho PNJ trong trung và dài hạn.
Diễn biến giá cổ phiếu PNJ |
Về định giá, MBS khuyến nghị KHẢ QUAN cho cổ phiếu PNJ với giá mục tiêu là 115.400 đồng/cp, kỳ vọng tăng 17%.
MBS cũng lưu ý rủi ro giảm giá đến từ: Sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam chậm hơn do ảnh hưởng của nền kinh tế các quốc gia lớn; PNJ phải chi nhiều hơn cho các chi phí quảng cáo, bán hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận ròng; sức tiêu thụ trang sức trong các ngày lễ hội ít hơn so với năm 2024.
>> Một mã cổ phiếu ngân hàng được khuyến nghị MUA, kỳ vọng tăng 17%
Một cổ phiếu ngân hàng được khuyến nghị MUA, kỳ vọng tăng 40%
Một mã cổ phiếu ngân hàng được khuyến nghị MUA, kỳ vọng tăng 17%