Một cổ phiếu ngân hàng được khuyến nghị MUA, kỳ vọng tăng hơn 17%
Chiến lược tăng trưởng tín dụng từ nhóm doanh nghiệp thương mại, hộ kinh doanh và tập trung vào nhóm khách hàng cá nhân đã giúp ngân hàng gặt hái nhiều thành quả.
Trong báo cáo phân tích mới đây, Chứng khoán Tiên Phong (TPS) đã đưa ra khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu MBB của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank) với giá mục tiêu là 29.000 đồng/cổ phiếu, tương đương tiềm năng giá đạt 17,6%.
Diễn biến cổ phiếu MBB |
Cổ phiếu của MBBank “lọt tầm ngắm" của các chuyên gia TPS do ngân hàng tiếp tục duy trì chiến lược phát triển khách hàng phổ thông và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo đó, MBBank tập trung nguồn lực cho tăng trưởng tín dụng từ nhóm khách hàng là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại và các hộ kinh doanh.
Kết quả, cuối tháng 6/2024, tổng tín dụng của ngân hàng đạt hơn 697.000 tỷ đồng, tăng 10,4% so với cùng kỳ. Trong đó, hộ kinh doanh cá nhân đạt 291.445 tỷ đồng, tăng 5,7% so với cùng kỳ. Đây cũng là nhóm khách hàng có mức dư nợ tín dụng cao nhất, chiếm 42% dư nợ trong cơ cấu khách hàng.
Tăng trưởng tín dụng của MBBank. Nguồn: TPS |
Ngoài ra, theo TPS, chiến lược kinh doanh tập trung phát triển nhóm khách hàng cá nhân của MBBank đã mang lại hiệu quả. Cuối quý II/2024, tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng tại MBBank tăng 40% so với cùng kỳ, đạt hơn 230.000 tỷ đồng, chỉ đứng sau nhóm Big4. Chỉ số CASA được duy trì ở mức 37,2%.
Hết tháng 6/2024, số lượng khách hàng tại MBBank đã tăng lên 28 triệu khách hàng và đang hướng đến cột mốc 30 triệu khách vào cuối năm 2024. Thành quả này nhờ vào các sản phẩm ngân hàng số cùng hệ sinh thái số phù hợp với khách hàng được triển khai từ năm 2019.
TPS đánh giá, chiến lược kinh doanh này không chỉ giúp MBBank có lượng tiền gửi lớn mà còn giúp cho ngân hàng này có tỷ suất CASA cực kỳ tốt, giúp giảm áp lực NIM để có nhiều chính sách giá và sản phẩm cho vay tốt hơn.
Thời gian tới, nhà băng này sẽ tiếp tục triển khai các dịch vụ Banking-as-a-service (BAAS) để khai thác và mở rộng thêm tệp khách hàng.
Cơ cấu tiền gửi của MBBank. Nguồn: TPS |
Tuy nhiên, nhóm phân tích cũng chỉ ra một số rủi ro có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của MBBank. Cụ thể, nợ xấu của ngân hàng tăng lên mức 1,7% do nhiều khách hàng gặp khó khăn trong nửa đầu năm 2024. Mới đây, Thông tư số 6 của Ngân hàng Nhà nước tiếp tục cho phép giãn nợ và giữ nguyên nhóm nợ khiến nợ xấu thực tế có thể cao hơn nợ xấu nội bảng.
Bên cạnh đó, tình hình chính trị phức tạp có thể khiến các tài sản tài chính có biến động lớn và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.
>> Một cổ phiếu ngân hàng được khuyến nghị MUA, kỳ vọng tăng 21%
Một cổ phiếu ngân hàng được khuyến nghị MUA, kỳ vọng tăng 21%
Một cổ phiếu ngân hàng được khuyến nghị MUA, kỳ vọng tăng 13%