Một doanh nghiệp vừa bất ngờ báo lỗ 831 tỷ đồng, âm vốn chủ 1.500 tỷ?
Vịnh Thiên Đường đang giới thiệu một mô hình kinh doanh mới liên quan du lịch nghỉ dưỡng - tuy vậy mô hình này đang được khuyến cáo khi tham gia.
Công ty TNHH Khu du lịch Vịnh Thiên Đường công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính năm 2022. Thông tin ghi nhận rất nhiều tiêu chí bất ngờ.
Vịnh Thiên Đường đã âm vốn chủ sở hữu 1.500 tỷ
Về kết quả kinh doanh, năm 2022 Vịnh Thiên Đường lỗ 831 tỷ đồng. Còn trước đó năm 2021 lỗ 701 tỷ đồng. Chỉ tính riêng trong 2 năm 2021 – 2022 Vịnh Thiên Đường đã lỗ hơn 1.500 tỷ đồng.
Kinh doanh thua lỗ cũng khiến doanh nghiệp âm vốn chủ sở hữu. Tính đến 31/12/2022 Vịnh Thiên Đường đã âm vốn chủ sở hữu 1.575 tỷ đồng.
Về tình hình tài chính, tổng nợ phải trả đến hết năm 2022 là hơn 5.780 tỷ đồng, trong đó số nợ trái phiếu 380 tỷ đồng đã được tất toán hết. Lô trái phiếu ALMA_BOND01_2020 trị giá 400 tỷ đồng của công ty phát hành tháng 10/2020 và đã đáo hạn vào tháng 12/2022 vừa qua.
Chỉ tiêu | Năm 2021 | Năm 2022 |
Vốn chủ sở hữu | -633 | -1.575 |
Nợ phải trả | 5.728 | 5.780 |
Nợ trái phiếu | 380 | 0 |
Lợi nhuận sau thuế | -701 | -831 |
Công ty TNHH Khu du lịch Vịnh Thiên Đường (Paradise Bay Resort Company Limited) thành lập tháng 2/2013, ban đầu do ông Brian Martin, quốc tịch Anh, làm Tổng Giám đốc. Vốn điều lệ ban đầu 105 tỷ đồng, do Elgin Investments Pte,Ltd góp 95% và bà Nguyễn Trúc Hiền góp 5%. Công ty đặt địa chỉ trụ sở chính tại 22 Hát Giang, phường Phước Hòa, thành phố Nha Trang.
Tháng 4/2016 công ty thay Tổng giám đốc là ông Hemant Patel. Cổ đong nhỏ còn lại đổi tên thành ông Dương Anh Tuấn.
Tháng 10/2018 công ty tiến hành tăng vốn lên gấp 4 lần, từ 105 tỷ đồng lên hơn 426 tỷ đồng, trong đó quỹ Elgin Investments nâng tỷ lệ sở hữu lên 98,77% và ông Dương Anh Tuấn còn 1,23%.
Tháng 8/2019 công ty cập nhật thông tin bà Nguyễn Hồng Thắm, sinh năm 1971, lên làm Tổng giám đốc. Tháng 12/2020 công ty cập nhật thông tin tăng vốn điều lệ từ hơn 426 tỷ đồng lên 800 tỷ đồng, do Elgin Investments sở hữu 99,34%.
Mô hình sở hữu kỳ nghỉ từng dính lùm xùm, bị xử phạt
Công ty TNHH Khu du lịch Vịnh Thiên Đường hoạt động trong lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng. Website của công ty giới thiệu về mô hình sở hữu kỳ nghỉ - là hình thức du lịch nghỉ dưỡng hiện đại.
Mô hình này cho phép du khách mua và sở hữu kỳ nghỉ cố định mỗi năm tại một khu nghỉ dưỡng trong thời gian rất dài, lên đến hàng chục năm. Bên cạnh đó chủ sở hữu có thể trao đổi kỳ nghỉ của mình với các chủ sở hữu khác tại các địa điểm khác.
Tuy vậy mô hình này từng dính lùm xùm kiện tụng, bị khuyến cáo. Cụ thể, theo tin từ báo Đại đoàn kết, mới đây Ủy ban cạnh tranh Quốc Gia (Bộ công thương) đã đưa ra khuyến cáo người dân khi tham gia kỳ mô hình “sở hữu kỳ nghỉ”, đồng thời đưa ra quyết định xử phạt hành chính Công ty TNHH Khu du lịch Vịnh Thiên Đường vì có hành vi cung cấp thông tin không đầy đủ, không chính xác cho người tiêu dùng.
Nội dung ghi nhận, trước đó, năm 2022, trên cơ sở tiếp nhận một số khiếu nại của người tiêu dùng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (nay là Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia) đã tiến hành thanh tra về việc chấp hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với Công ty TNHH Khu du lịch Vịnh Thiên Đường.
Sau đó, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng ban hành Quyết định số 300/QĐ-XPVPHC ngày 28/12/2022 xử phạt vi phạm hành chính đối với công ty này với hai hành vi: Cung cấp thông tin không đầy đủ, không chính xác cho người tiêu dùng và sử dụng hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung có cỡ chữ nhỏ hơn quy định.
Đến nay, Công ty vẫn đang trong quá trình thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là “buộc cải chính thông tin đối với hành vi cung cấp thông tin không đầy đủ, không chính xác cho người tiêu dùng”.
Mô hình "Sở hữu kỳ nghỉ" với nhiều rủi ro đổ về khách hàng
Từ trường hợp của Công ty TNHH Khu du lịch Vịnh Thiên Đường, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã chỉ ra loạt “bẫy”, rủi ro khi khách hàng mua “sở hữu kỳ nghỉ” trong thời gian qua.
Trên thực tế, trên thị trường, có rất nhiều quảng cáo về mô hình này với nhiều quyền lợi nhua chi phí thấp cho điều kiện nghỉ dưỡng 5 sao. Một số quảng cáo còn giới thiệu đây như một mô hình đầu tư sinh lời khi khách hàng hoàn toàn có thể chuyển nhượng kỳ nghỉ của mình thông qua chuyển nhượng hợp đồng hoặc trao đổi với chủ sở hữu khác để được trải nghiệm nghỉ dưỡng nhiều nơi trên Thế giới.
Tuy nhiên, trên thực tế, không ít trường hợp người dân tham gia hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ phán ánh quyền lợi của họ trong hợp đồng ký kết trên thực tế không giống với thông tin quảng cáo, giới thiệu.
Hầu hết các hợp đồng mua - bán sở hữu kỳ nghỉ hiện nay đều là hợp đồng dài hạn và khách hàng phải trả số tiền lớn từ trước. Do đó, người tham gia cần phân tích, đánh giá rõ về rủi ro hoặc tỷ suất sử dụng dịch vụ trên thực tế.
Theo Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, ở Việt Nam, mô hình “sở hữu kỳ nghỉ” đã xuất hiện từ vài năm nay và là khái niệm không còn quá mới mẻ. Tại một số thời điểm, mô hình nghỉ dưỡng này đã thu hút sự quan tâm của dư luận, thậm chí từng được nhắc đến như một giải pháp kích cầu du lịch trong giai đoạn hậu Covid-19.
Việt Nam có 1 khu nghỉ dưỡng vào danh sách số 1 Đông Nam Á, số 2 châu Á và số 9 thế giới
Vịnh Thiên Đường bất ngờ dừng sự kiện giới thiệu sản phẩm, sa thải gần 300 nhân viên ngay sát Tết