Mua phải mảnh đất có nhiều sổ đỏ, cần phải làm gì để sở hữu pháp lý riêng?
Trong hầu hết các trường hợp, mỗi mảnh đất chỉ có duy nhất một sổ đỏ. Tuy nhiên, trên thực tế sẽ có trường hợp một mảnh đất có nhiều sổ đỏ và đều hợp pháp.
Trường hợp một mảnh đất có nhiều sổ đỏ vẫn hợp pháp
Tại Khoản 1 Điều 98 Luật Đất đai chỉ rõ: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất. Theo đó, về nguyên tắc, mỗi thửa đất chỉ được cấp một sổ đỏ.
Tuy nhiên, tại Khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định ngoại lệ:
Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 1 giấy chứng nhận.
Trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.
Như vậy, trường hợp một mảnh đất có nhiều sổ đỏ là trường hợp mảnh đất đó có nhiều người chung quyền sử dụng. Trường hợp này sổ đỏ sẽ ghi tên đầy đủ từng người. Đồng thời mỗi người được cấp một sổ đỏ riêng.
Tuy nhiên, nếu như những người này có yêu cầu thì chỉ cấp duy nhất một sổ đỏ và người đại diện sẽ giữ sổ đỏ.
Phải làm sao khi mua phải đất có nhiều sổ đỏ?
Trong trường hợp thừa đất có nhiều người chung quyền sử dụng như nêu trên, việc mảnh đất đó có nhiều sổ đỏ là hoàn toàn hợp pháp, theo đúng quy định của Luật Đất đai. Do đó, không cần phải lo ngại về tính pháp lý trong trường hợp này.
Trong trường hợp mảnh đất đó chỉ có duy nhất một cá nhân/hộ gia đình có quyền sử dụng nhưng lại có nhiều sổ đỏ thì rõ ràng, đây là điều bất hợp lý.
Trên thực tế đã có những người trường hợp người có quyền sử dụng đất đã chuyển nhượng mảnh đất đó cho người khác. Nhưng sau đó lại tiếp tục đi làm thủ tục cấp sổ đỏ cho chính mảnh đất đó và lại tiếp tục chuyển nhượng cho người tiếp theo.
Nếu là “nạn nhân” của trường hợp này, người dân cần kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền để xem xét, thu hồi lại sổ đỏ đã cấp.
Theo Điều 106 của Luật Đất đai hiện hành, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi sổ đỏ trong trường hợp sổ đỏ đã cấp không đúng đối tượng sử dụng đất.
Việc thu hồi sổ đỏ do Sở Tài nguyên Môi trường (được UBND cấp tỉnh ủy quyền) hoặc UBND cấp huyện quyết định sau khi đã có kết luận của cơ quan thanh tra cùng cấp, văn bản có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai.
'Khơi thông' pháp lý phân khu C4, TP. Biên Hòa, Đồng Nai, các công ty bất động sản nào hưởng lợi?
Giám đốc Xuyên Việt Oil rút quỹ Bình ổn giá xăng dầu để đầu tư bất động sản