Mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% năm 2024: Liệu có khả thi?

25-02-2024 23:55|Mạc Thùy

Trong năm 2023 có sự tương phản, lãi suất huy động giảm nhưng lãi suất cho vay vẫn cao.

Tính đến tháng 2/2024, có tới 19 ngân hàng giảm lãi suất huy động. Theo đó, lãi suất huy động 12 tháng cao nhất thuộc về Nam Á Bank (NAB) với 5,4%/năm, VietBank (VBB) và BaovietBank cùng 5,3%/năm; lãi suất huy động 18 tháng cao nhất thuộc về HDBank (HDB) 5,9%/năm, Nam Á Bank 5,8%, NCB 5,7%/năm…

Lãi suất cho vay mua nhà thấp nhất thời điểm tháng 2/2024 thuộc về Ngân hàng BVBank (BVB) với tỷ suất 5%/năm. Tuy nhiên, lãi suất cho vay tại BVBank sau khi hết thời gian ưu đãi sẽ có biên độ thả nổi là 2%.

Ngân hàng có lãi suất cho vay ưu đãi đứng sau BVBank là VPBank (VPB) với 5,9%/năm. Tiếp theo trong danh sách là Ngân hàng BIDV (BID) giảm từ 6,5% xuống còn 6%/năm và Ngân hàng UOB 6%/năm (giữ nguyên so tháng trước đó).

Những số liệu này là ngay từ đầu năm 2024, khi mặt bằng lãi suất huy động cũng như lãi suất cho vay đều hạ nhiệt. Nhớ lại năm 2023, trong khi lãi suất huy động giảm tới 3-4 lần thì lãi suất cho vay vẫn “bình chân như vại”, giữa tiền gửi và tiền cho vay vẫn có khoảng cách.

Đánh giá về việc lãi suất huy động giảm sâu, nhưng lãi suất cho vay giảm không tương xứng. TS. Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia tài chính - ngân hàng cho rằng, đây có lẽ là rủi ro của nền kinh tế nên họ bắt buộc giữ lãi suất cho vay cao. Trong hoạt động kinh doanh có bù trừ cho rủi ro, như vậy bù trừ rủi ro được tính cho lãi suất cho vay. Những ngân hàng nào lãi suất càng cao thì rủi ro càng lớn.

Mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% năm 2024: Liệu có khả thi?
TS. Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia tài chính - ngân hàng

Chính vì điểm đó năm 2023, các ngân hàng tăng trưởng tín dụng đều chậm, đến cuối năm tăng trưởng tín dụng mới được 13,5%. Thực tế, các ngân hàng không phải họ không cho vay mà họ đang tính đến những rủi ro, do đó lãi suất vẫn cao bù trừ cho rủi ro đó. Trong năm 2023 có sự tương phản, lãi suất huy động giảm nhưng lãi suất cho vay vẫn cao.

Còn về mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 kỳ vọng đạt 15%, với thực trạng nền kinh tế như hiện nay ông Hiếu cho rằng, khả năng thực hiện mục tiêu này là khó. Bởi, nền kinh tế 2024 được dự báo sẽ khó khăn hơn rất nhiều, nên điều này phụ thuộc vào kinh tế vĩ mô, khả năng đi vay vốn của các doanh nghiệp và chính sách tiền tệ của NHNN cũng như của các NHTMCP.

Một cổ phiếu nhóm VN30 được khuyến nghị MUA, dư địa tăng giá lên tới 40%

Tăng trưởng tín dụng đầu năm khởi sắc

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/muc-tieu-tang-truong-tin-dung-15-nam-2024-lieu-co-kha-thi-224196.html
Bài liên quan
  • Tăng trưởng tín dụng rộng cửa, ngành ngân hàng chinh phục kỷ lục lợi nhuận mới
    Ngành ngân hàng đang đứng trước thời cơ bứt phá với các động lực quan trọng. Dù còn thách thức, triển vọng tăng trưởng và định giá hấp dẫn khiến cổ phiếu ngân hàng thu hút được sự chú ý của giới đầu tư. Ông Nguyễn Xuân Bình, Giám đốc Khối Phân tích Chứng khoán KB Việt Nam đã có những góc nhìn sâu sắc về cơ hội và rủi ro của ngành trong năm 2025.
  • Bị 'ghìm cương' lãi suất huy động, ngân hàng xoay xở thế nào?
    Trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng năm nay cao hơn năm trước và Ngân hàng Nhà nước theo đuổi chính sách hạ nhiệt lãi suất, các ngân hàng khó tăng lãi suất huy động để hút tiền gửi nên tìm đến các kênh huy động vốn khác.
  • Tăng trưởng tín dụng sẽ đạt 17-18% trong năm 2025?
    Các chuyên gia khẳng định với vấn đề điều hành tín dụng trong 2025, cần linh hoạt theo mục tiêu tăng trưởng và lạm phát. Điều hành lãi suất theo lạm phát cơ bản (core inflation) đảm bảo chất lượng tín dụng không để "khối u" nợ xấu quay trở lại.
  • Ngân hàng nào có cơ hội nhận room tín dụng cao nhất năm 2025?
    Những ngân hàng nào sẽ được cấp room tín dụng cao trong năm 2025? Xếp hạng CAMEL hé lộ loạt nhà băng có lợi thế mở rộng tín dụng, đón đầu cơ hội tăng trưởng.
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% năm 2024: Liệu có khả thi?
    POWERED BY ONECMS & INTECH