Bất chấp những nỗ lực của Mỹ và châu Âu nhằm tăng cường hoạt động sản xuất pin điện trong nước, thị trường này vẫn do công ty châu Á thống trị. Điều này cho thấy tầm ảnh hưởng rộng lớn của Trung Quốc với ngành công nghiệp năng lượng xanh.
Trung Quốc vẫn giữ “ngôi vương” sản xuất pin xe điện
Hiện tại, các công ty Trung Quốc chiếm 56% thị phần pin xe điện toàn cầu, theo sau là các doanh nghiệp Hàn Quốc (26%) và Nhật Bản (10%).
Trong khi Mỹ và châu Âu đang nỗ lực gia tăng sản lượng nội địa, châu Á vẫn là khu vực chiếm ưu thế tuyệt đối trên thị trường pin xe điện. Cả 10 nhà sản xuất hàng đầu hiện nay đều là các công ty châu Á.
Mỹ cũng đang có những bước đi mạnh mẽ, các nền kinh tế lớn khác tại châu Âu và châu Á cũng đang rất quyết tâm tăng cường vị thế của mình trong thị trường pin xe điện.
Tại Liên minh châu Âu (EU) - nơi xu hướng xe điện đang phát triển mạnh mẽ, nhiều kế hoạch xây dựng nhà máy pin xe điện đang được đẩy nhanh nhằm tăng cường khả năng tự chủ nguồn cung. Gần 30 siêu nhà máy - gigafactory đã được lên kế hoạch thiết lập trên khắp châu Âu.
Từ chỗ bị tụt lại phía sau Mỹ và Trung Quốc, EU đang hướng tới mục tiêu nâng thị phần pin xe điện của khối trên toàn cầu từ mức 6% hiện nay lên 16% vào năm 2029.
Dẫn đầu thế giới là công ty CATL của Trung Quốc với thị phần tăng từ 32% năm 2021 lên 34% năm 2022. Một phần ba pin xe điện trên thế giới đều đến từ công ty Trung Quốc. Kể từ năm 2011, khi được tách ra từ mảng sản xuất pin điện thoại của TDK, chuyên cung cấp cho Apple và các công ty khác, CATL đã phát triển nhanh chóng. Công ty hiện cung cấp pin xe điện cho nhiều hãng xe lớn như Tesla, Peugeot, Hyundai, Honda, BMW, Toyota, Volkswagen và Volvo.
Ngoài ra, theo các chuyên gia trong ngành ô tô, Trung Quốc đang trở thành “đầu tàu” cho các quốc gia châu Á trong lĩnh vực tái chế pin xe điện đã hết hạn. Nước này đang triển khai một số công nghệ giúp giải quyết các vấn đề về môi trường trong khâu xử lý pin. Công suất xử lý pin đã qua sử dụng tối đa ở Trung Quốc được cho là lớn hơn châu Âu và Mỹ.
Hiện các “ông lớn” sản xuất ô tô toàn cầu, bao gồm cả Tesla, đang sử dụng công nghệ mà các nhà sản xuất pin lớn nhất Trung Quốc cung cấp.
Có thể thấy, công nghệ pin đang đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng. Khi thế giới chuyển đổi sang xe điện, các công ty cũng chạy đua để bảo vệ và củng cố vị thế của mình trong chuỗi cung ứng pin, từ việc khai thác khoáng sản đến sản xuất.
Công ty CATL đến từ Trung Quốc đang thống trị ngành pin thế giới
Ngày 30/10, Contemporary Amperex Technology (CATL) - nhà sản xuất pin ô tô điện lớn nhất thế giới chính thức kí biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược toàn cầu với VinFast, một ngôi sao đang lên của ngành công nghiệp ô tô thế giới. Lễ ký kết diễn ra tại Nhật Bản dưới sự chứng kiến trực tiếp của ông Robin Zeng, Chủ tịch CATL và ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup kiêm Chủ tịch VinFast.
Theo tìm hiểu, CATL là cái tên mới xuất hiện trong khoảng một thập kỉ trở lại đây, khi Trung Quốc tung ra các chính sách hỗ trợ lớn cho chiến lược phát triển các loại xe sử dụng năng lượng mới. Cùng với sự bùng nổ của thị trường xe điện Trung Quốc và làn sóng từ các nước như Mỹ và châu Âu, doanh nghiệp do ông Robin Zeng sáng lập nhanh chóng trỗi dậy.
CATL là gã khổng lồ sản xuất pin trụ sở tại thành phố ven biển Ninh Đức. Trung Quốc, hiện đang chiếm hơn 30% thị phần pin xe điện (EV) toàn thế giới. Khách hàng của “gã khổng lồ” này gồm nhiều thương hiệu nổi tiếng trong ngành xe hơi thế giới như Tesla, BMW hay Kia.
Trên phạm vi toàn cầu, CATL chiếm gần 35% thị trường pin xe điện trong tháng 10/2021, vượt xa đối thủ xếp thứ hai là LG (Hàn Quốc) với 15,6%, theo công ty nghiên cứu thị trường năng lượng SNE Research.
Cuối năm 2021, cổ phiếu CATL ở mức hơn 102 USD/cổ phiếu, với mức vốn hóa lên tới hơn 238 tỉ USD. Chỉ sau 10 năm, từ một doanh nghiệp “vô danh”, nhà sản xuất pin này trở thành hiện tượng phát triển nhanh nhất Trung Quốc với giá trị lớn thứ 3 tại đất nước tỷ dân, chỉ sau Ngân hàng Công thương Trung Quốc và Kweichow Moutai - nhà sản xuất rượu Mao Đài nổi tiếng toàn cầu. CATL hiện cũng là doanh nghiệp chiếm hơn một nửa thị trường pin xe điện tại Trung Quốc.
CATL còn nổi tiếng là nơi sản sinh ra nhiều tỉ phú hơn cả Google và Faccebook. Theo Forbes, có tới 9 người sở hữu tài sản từ 1 tỉ USD trở lên nhờ cổ phần tại CATL. Tổng giá trị tài sản của 9 tỷ phú liên quan CATL là 72 tỷ USD, trong đó ông Robin Zeng - nhà sáng lập, Chủ tịch kiêm CEO CATL hiện là người giàu thứ 47 thế giới với tài sản 32,5 tỷ USD.
Xem thêm: Các hãng ô tô chi tiền cực khủng để phát triển xe điện
Tin vui cho người dùng xe điện về tuổi thọ thực tế của pin
VinFast hướng tới làm chủ sản xuất pin xe điện, nâng tỷ lệ nội địa hóa lên 84% vào năm 2026