Nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á lo bị tổn hại vì ông Trump, sợ ô tô và hàng điện tử của Việt Nam chiếm thị phần
Không chỉ Việt Nam, Mỹ vừa áp thuế đối với xuất khẩu ô tô và điện tử của Indonesia – nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á trong bối cảnh chính sách thuế quan mới của Tổng thống Donald Trump mang đến nhiều mối lo cho các quốc gia khác.
Đúng 16h ngày 2/4 (giờ Washington DC), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố chính sách thuế quan mới, gọi đây là "Ngày Giải phóng" (Liberation Day) - thời khắc Mỹ "giành lại chủ quyền kinh tế".
Theo đó, từ ngày 5/4, mức thuế cơ bản 10% sẽ áp dụng cho mọi hàng nhập khẩu từ các đối tác thương mại. Từ ngày 9/4, mức thuế "có đi có lại" cao hơn sẽ áp lên hơn 60 quốc gia mà Mỹ gọi là "gây mất cân bằng thương mại", như Trung Quốc (34%) và Việt Nam (46%).
Bên cạnh Việt Nam, một quốc gia Đông Nam Á khác là Indonesia cũng bị chính quyền của ông Trump áp thuế khá cao.

Mức thuế 32% mới được Mỹ áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ Indonesia dự kiến sẽ ảnh hưởng đáng kể đến xuất khẩu ô tô và điện tử của nước này, một chuyên gia kinh tế hàng đầu cảnh báo hôm 3/4.
>> Nhà Trắng bất ngờ tuyên bố miễn thuế đối ứng cho hàng trăm mặt hàng, giá trị lên tới 644 tỷ USD
Theo Bhima Yudhistira, Giám đốc điều hành (CEO) Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Luật (Celios), từ năm 2019 đến năm 2023, xuất khẩu của Indonesia – “nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á” trong cả hai lĩnh vực này đã ghi nhận mức tăng trưởng trung bình hàng năm 11%, bao gồm cả thị trường Mỹ.
Ông Bhima cho biết mức thuế do Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố một ngày trước đó có thể bắt đầu có tác động nghiêm trọng ngay từ quý IV năm nay và có khả năng làm chậm tăng trưởng kinh tế chung của Indonesia.
“Với mức thuế đối ứng 32%, các ngành ô tô và điện tử của Indonesia đang gặp nguy hiểm”, ông Bhima nói. Trích dẫn dữ liệu từ Celios, vị CEO này lưu ý rằng xuất khẩu ô tô của Indonesia sang Mỹ đạt giá trị 280,4 triệu USD vào năm 2023.

Ông giải thích rằng các loại thuế nhập khẩu bổ sung sẽ làm tăng chi phí của các phương tiện Indonesia tại thị trường Mỹ, làm giảm nhu cầu tiêu dùng và cuối cùng là giảm sản lượng xuất khẩu.
“Các nhà sản xuất ô tô ở Indonesia không thể dễ dàng chuyển hướng sản phẩm của họ sang thị trường nội địa do khác biệt về thông số kỹ thuật”, ông Bhima nói thêm. Xe bán tại Indonesia sử dụng tay lái bên phải (tay lái nghịch), không giống như ở Mỹ. “Hậu quả ngay lập tức có thể bao gồm giảm công suất sản xuất và sa thải nhiều người lao động”.
>> Tổng thống Trump hé lộ con bài thương thảo để đưa thuế quan về 0
Ông Bhima cũng cảnh báo rằng các ngành sử dụng nhiều lao động như may mặc và dệt may, vốn hưởng lợi từ đầu tư của Mỹ, cũng có thể bị ảnh hưởng.
“Khi các mức thuế này có hiệu lực, nhiều thương hiệu Mỹ có khả năng sẽ cắt giảm đơn đặt hàng từ các nhà máy của họ tại Indonesia. Trong khi đó, thị trường nội địa của chúng ta có thể bị tràn ngập bởi các sản phẩm dư thừa từ Việt Nam, Campuchia và Trung Quốc, do các quốc gia này sẽ tìm kiếm thị trường thay thế cho Mỹ”, ông Bhima giải thích.
Ông cũng dự báo rằng cứ mỗi 1 điểm % suy giảm trong tăng trưởng kinh tế của Mỹ, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Indonesia có thể chậm lại 0,08 điểm %.
Theo Jakarta Globe
>> Nóng: Trung Quốc chính thức đáp trả, thông báo áp thuế 34% lên tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ
Cổ phiếu Nike tăng vọt sau cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Mỹ Donald Trump
Nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á gia tăng hợp tác với BRICS trong bối cảnh thế giới đầy biến động?