Ngấm đòn lạm phát, các “ông lớn” bán lẻ điêu đứng trong quý 1/2023 - MSN, FRT, MWG,… kỳ vọng bước ngoặt lợi nhuận thời gian tới?

09-05-2023 08:43|Lan Phương

Nhìn cách "ông lớn" ngành bán lẻ Thế giới Di động (MWG) sa thải 13.000 nhân viên chỉ trong vòng nửa năm, nhà đầu tư phần nào đã hình dung được những khó khăn của nhóm doanh nghiệp bán lẻ thời gian qua.

Hầu bao thắt chặt, doanh nghiệp bán lẻ “lao đao” trong quý 1/2023

Khép lại quý đầu năm 2023, các ông lớn ngành bán lẻ công bố báo cáo tài chính với mức lợi nhuận giảm mạnh so với cùng kỳ. Kết quả trên diễn ra trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng suy yếu do ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô. Bên cạnh sự đi xuống của mảng cốt lõi, hàng loạt doanh nghiệp đang phải chịu gánh nặng chi phí lãi vay cao hơn nhiều so với cùng kỳ.

Ngấm đòn lạm phát, các “ông lớn” bán lẻ điêu đứng trong quý 1/2023 - MSN, FRT, MWG,… kỳ vọng bước ngoặt lợi nhuận thời gian tới?
Nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh

Đối với mảng bán lẻ điện tử, mức độ cạnh tranh đang diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là sản phẩm từ Apple. Trước đó, tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp bán lẻ ICT & CE (như FRT hay MWG) bán niên 2023 được dự báo có thể ở mức âm.

Ước tính chi tiêu cho điện thoại và điện máy sẽ giảm 10% so với cùng kỳ, sau đó dần phục hồi từ nửa cuối năm 2023. Bên cạnh đó, thuế giá trị gia tăng cũng đã tăng lên mức 10% kể từ ngày 1/1/2023. Những yếu tố trên cùng cộng hưởng đã ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng. Để kích cầu, các nền tảng thương mại điện tử thường giảm giá sâu dẫn đến tỷ suất lợi nhuận thấp.

Tương tự, một số nhà bán lẻ ô tô cũng rơi tình trạng ảm đạm trong quý 1/2023. Thị trường kinh doanh ô tô trong nước vẫn đang bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như lãi suất cho vay tăng cao và nhu cầu tiêu dùng xe ô tô ở phân khúc cao cấp giảm so với cùng kỳ năm 2022.

MWG - Lợi nhuận "ảm đạm" nhất một thập kỷ

"Ông lớn" ngành bán lẻ Thế giới Di động đạt hơn 27.105 tỷ đồng doanh thu trong quý 1/2023 trong đó tổng doanh thu của hai chuỗi thegioididong.com và Điện Máy Xanh giảm tới 34% so với cùng kỳ.

Theo MWG, doanh thu của hầu hết sản phẩm điện thoại và điện máy đều giảm từ 25 - 35% so với cùng kỳ năm ngoái trong đó máy tính bảng, máy tính xách tay giảm mạnh 40 - 50% so với cùng kỳ.

Ngấm đòn lạm phát, các “ông lớn” bán lẻ điêu đứng trong quý 1/2023 - MSN, FRT, MWG,… kỳ vọng bước ngoặt lợi nhuận thời gian tới?

Trong khi đó, doanh thu chuỗi Bách Hóa Xanh dù tăng 5% song chuỗi vẫn báo lỗ 354 tỷ đồng nâng tổng lỗ luỹ kể tại thời điểm 31/3/2023 lên mức 7.749 tỷ. Đáng nói, Bách Hóa Xanh đã liên tục thua lỗ từ năm 2016 đến nay.

Còn nhớ tại tại ĐHCĐ thường niên 2023 vừa qua, lãnh đạo MWG từng đặt tham vọng đạt được điểm hoà vốn cho chuỗi kinh doanh này trong năm nay.

Trở lại với câu chuyện của MWG, quý 1, lợi nhuận gộp lao dốc 36% về 5.214 tỷ đồng đã dẫn tới lợi nhuận sau thuế giảm 97% về còn 21 tỷ - mức thấp nhất kể từ khi niêm yết năm 2014.

Tuy nhiên, những khó khăn trên của Thế giới Di động đã được chính ban lãnh đạo doanh nghiệp nhận định trước. Ông Nguyễn Đức Tài - Chủ tịch HĐQT cho biết tại ĐHCĐ 2023, những khó khăn trong ngành hàng ICT một phần đến từ khó khăn của các đối tác cho vay trả góp.

FRT - Doanh thu gần 8.000 tỷ, lợi nhuận vỏn vẹn 2 tỷ đồng

3 tháng đầu năm, CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT - FPT Retail (Mã FRT) ghi nhận doanh thu thuần 7.753 tỷ đồng (giảm nhẹ so với cùng kỳ) song lợi nhuận chỉ đạt 2 tỷ đồng - giảm đến 99% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ thậm chí âm hơn 5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ báo lãi.

Ngấm đòn lạm phát, các “ông lớn” bán lẻ điêu đứng trong quý 1/2023 - MSN, FRT, MWG,… kỳ vọng bước ngoặt lợi nhuận thời gian tới?
Nguồn: FRT

Chuỗi FPTShop - chủ lực doanh thu và lợi nhuận của FRT ghi nhận mức tăng trưởng âm trước áp lực giảm cầu, cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm điện tử (đặc biệt là sản phẩm từ Apple) khiến doanh thu chuỗi giảm 20% về còn 4.513 tỷ đồng .

Ngược lại, Long Châu là điểm sáng trong quý 1/2023 - khẳng định tầm quan trọng với FRT trong bối cảnh thị trường ICT yếu ớt với doanh thu đạt 3.284 tỷ - tăng 52% so với cùng kỳ. Trước đó, Chủ tịch FPT Retail từng chia sẻ: “Trong năm 2023, lợi nhuận của Long Châu có thể gấp đôi so với 2022”.

Ngấm đòn lạm phát, các “ông lớn” bán lẻ điêu đứng trong quý 1/2023 - MSN, FRT, MWG,… kỳ vọng bước ngoặt lợi nhuận thời gian tới?
Lợi nhuận quý 1/2023 của nhóm bán lẻ giảm sâu

CTF, HAX - 2 đại lý phân phối lớn nhất của Ford Việt Nam và Mercedes báo lợi nhuận giảm sâu

Ô tô Hàng Xanh - Haxaco (HAX), đơn vị phân phối uỷ quyền xe Mercedes lớn nhất Việt Nam báo kết quả kinh doanh 3 tháng đầu năm với doanh thu giảm tới 40% YoY về còn 993 tỷ. Các khoản chi phí phát sinh tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước khiến nhận lợi nhuận sau thuế của công ty giảm tới 93% còn 3,5 tỷ đồng.

Đáng nói tại ĐHCĐ mới đây, Chủ tịch HĐQT Haxaco Đỗ Tiến Dũng cho biết, tình hình doanh thu quý 1/2023 thấp kỷ lục, có những tháng chỉ bán được có 5 xe, tổng 3 tháng đầu năm chỉ bán được vài chục xe.

“Công ty không bán được nhiều hàng. Và thật sự quý 1, tất cả đại lý của Việt Nam đều lỗ rất nặng. Tuy nhiên việc này đã được lường trước và lượng tồn kho từ năm ngoái cũng như chính sách kịp thời của Melia Hồ Tràm đã mang lại lợi nhuận 10 tỷ đồng cho quý 1/2023".

Tương tự HAX, CTF cũng báo lãi sau thuế giảm về mức 11 tỷ trong bối cảnh lạm phát, chính sách tín dụng thắt chặt, lãi suất cao khiến chi phí lãi vay tăng mạnh.

Cùng tình cảnh với CTF, chi phí lãi vay đã kéo lợi nhuận quý 1/2023 của Masan (MSN) giảm sâu bất chấp doanh thu tăng trưởng.

Quý 1/2023, Masan ghi nhận doanh thu thuần 18.706 tỷ đồng - tăng 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái; lãi gộp ổn định ở mức hơn 5.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên doanh thu tài chính giảm mạnh 35% xuống mức 650 tỷ đồn, trong khi chi phí tài chính tăng tới 53% lên gần 2.000 tỷ đồng. Kết quả, lợi nhuận sau thuế của Masan chỉ còn 439 tỷ đồng - giảm 77% so với cùng kỳ năm ngoái.

Phía công ty sau đó khẳng định sẽ tập trung vào việc cải thiện lợi nhuận cho nửa cuối năm 2023 trong bối cảnh lãi suất giảm giúp nâng cao khả năng sinh lời chung.

Đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng 2% - Cú huých cho thị trường bán lẻ

Là phân khúc nhạy cảm với lạm phát, nhóm bán lẻ bị tác động mạnh mẽ trong thời gian qua. Lạm phát tăng nghĩa là giá cả hàng hóa cũng sẽ đắt đỏ, phần nào hạn chế hành vi mua sắm hàng hóa của người dân.

Ngấm đòn lạm phát, các “ông lớn” bán lẻ điêu đứng trong quý 1/2023 - MSN, FRT, MWG,… kỳ vọng bước ngoặt lợi nhuận thời gian tới?
Giá cả hàng hóa đắt đỏ phần nào hạn chế hành vi mua sắm hàng hóa của người dân.

Đánh giá về triển vọng nhóm bán lẻ trong ngắn hạn, hầu hết các dự báo của chuyên gia nghiêng về khả năng tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp có thể ở mức âm trong 6 tháng đầu năm 2023. Tuy nhiên, nhóm này có thể lấy lại đà tăng trưởng lợi nhuận trong nửa cuối năm 2023.

Lãi suất hạ giúp chi phí tài chính của các doanh nghiệp bán lẻ có thể giảm bớt trong năm 2023. Bên cạnh đó, các nhà bán lẻ có thể chọn tích trữ ít hàng tồn kho hơn do dự đoán nhu cầu yếu – điều này sẽ giúp giảm áp lực lên chi phí lãi vay.

Ngày 6/5 vừa qua, Chính phủ đã nhất trí với đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% đến hết ngày 31/12/2023 theo đề nghị của Bộ Tài chính, để trình Quốc hội thông qua.

Việc giảm 2% thuế GTGT sẽ góp phần giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, chính là giải pháp kích cầu hữu hiệu, trực tiếp thúc đẩy doanh thu của các doanh nghiệp bán lẻ đồng thời giảm thuế GTGT sẽ góp phần làm giảm chi phí sản xuất từ đó giúp doanh nghiệp tăng khả năng phục hồi và mở rộng sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, doanh nghiệp lương thực, thực phẩm sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ chính sách này.

Ngấm đòn lạm phát, các “ông lớn” bán lẻ điêu đứng trong quý 1/2023 - MSN, FRT, MWG,… kỳ vọng bước ngoặt lợi nhuận thời gian tới?

Dù vậy, sau khi chính sách giảm mức thuế VAT 2% được ban hành, giá cổ phiếu doanh nghiệp bán lẻ có một phiên tăng trần, thể hiện kỳ vọng của giới đầu tư thì chính các doanh nghiệp bán lẻ vẫn rất thận trọng trong dự báo về sự phục hồi của nhu cầu tiêu dùng trong nửa cuối năm nay.

Trước đó, ông Hoàng Công Tuấn – Kinh tế trưởng Chứng khoán MBS từng chia sẻ: “Trong ngắn hạn, ngành bán lẻ vẫn tiếp tục đối diện nhiều thách thức, song sau giai đoạn tăng trưởng “nóng”, việc tái cơ cấu là cần thiết cho các doanh nghiệp này. Nếu quá trình tái cơ cấu thành công, đây sẽ là đáy lợi nhuận và mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp bán lẻ trong 3 năm tiếp theo”.

Ngoài rút, nạp, chuyển tiền, hơn 3.000 cửa hàng Thế giới Di động còn có thể đóng tiền điện, tiền nước, tiền bảo hiểm, tiền học phí

Sau Thế giới Di động, những chuỗi cửa hàng này có tiềm năng sẽ trở thành ‘cây ATM’ của ngân hàng

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/ngam-don-lam-phat-cac-ong-lon-ban-le-dieu-dung-trong-quy-12023-msn-frt-mwg-ky-vong-buoc-ngoat-loi-nhuan-thoi-gian-toi-182141.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Ngấm đòn lạm phát, các “ông lớn” bán lẻ điêu đứng trong quý 1/2023 - MSN, FRT, MWG,… kỳ vọng bước ngoặt lợi nhuận thời gian tới?
    POWERED BY ONECMS & INTECH