Ngành cơ khí được đưa vào chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ
Ngành cơ khí từng bước phát triển trong công tác thiết lập, chế tạo kết cấu thép và tỷ lệ nội địa hóa được nâng cao.
Theo số liệu từ báo cáo của Hiệp hội cơ khí Việt nam (VAMI), Việt Nam hiện có khoảng 3.100 doanh nghiệp ngành cơ khí chế tạo với số lượng cơ sở sản xuất là 53.000.
Hiện nay, 3 phân ngành chính mà ngành cơ khí Việt nam đang tập trung và có thế mạnh nổi bật là xe máy và phụ tình linh kiện xe máy; cơ khí gia dụng và dụng cụ; cuối cùng là ô tô và phụ tùng ô tô. Trình độ cơ khí hiện nay của nước ta đã đạt mức có thể lắp ráp được hầu hết các chủng loại xe ô tô con, xe tải, xe khách; tỷ lệ nội địa hóa của xe máy đạt mức từ 85 - 95%.
Bên cạnh đó, thay vì phải nhập khẩu hoàn toàn như trước đây thì ngày nay các sản phẩm đã được ngành cơ khí nước ta chế tạo hoàn toàn. Tại một số lĩnh vực như khuôn mẫu các loại, linh kiện cơ khí, cao su kỹ thuật,... ngành cơ khí đã thể hiện rất tốt những thế mạnh của mình. Đặc biệt, trong thời gian qua với mục đích phát triển sản xuất, cải tiến và nâng cao các dòng sản phẩm chất lượng cao, nhiều doanh nghiệp đã có sự tiến triển trong công cuộc đầu tư.
Bà Trương Thị Chí Bình - Tổng Thư ký Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cho rằng khi Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do, cũng là lúc nhiều hơn những cơ hội đến với các doanh nghiệp cơ khí, từ đó tạo ưu thế cho các doanh nghiệp trong sản xuất, mở rộng thị trường và thu hút đầu tư nước ngoài.
Ngành cơ khí Việt Nam - Ảnh: Internet |
Tuy nhiên, những điểm như cơ chế hay chính sách chưa được hoàn thiện là những khó khăn và thử thách đặt ra đối với ngành cơ khí Việt Nam. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại những thách thức có thể kể đến như: một số doanh nghiệp trong nước thực hiện hỗ trợ sản phẩm công nghiệp nhưng giá thành cao mà chất lượng thấp, từ đó làm hạn chế sức cạnh tranh của ngành cơ khí.
Từ những nhược điểm trên, VASI đưa ra những giải pháp để phát triển ngành công nghiệp này: ưu đãi cho công nghiệp hỗ trợ cỡ vừa hiện nay đầu tư mở rộng sản xuất, nguồn nhân lực cần được đào tạo về kỹ năng chuyên môn, có những chính sách hỗ trợ về tài chính. Bên cạnh đó các ưu đãi đầu tư cần được công bằng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI. Ngoài ra, những đơn hàng của Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển ngành cơ khí, các dự án đầu tư công với những đơn hàng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ to lớn cho doanh nghiệp cơ khí Việt Nam.
Đồng thời, đại diện VAMI kiến nghị, ngành hàng nên được hưởng những chính sách ưu đãi nhất định và cần đưa vào chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ là ngành cơ khí. Giải thích cho kiến nghị trên, VAMI cho rằng, khi ngành cơ khí không chỉ đơn thuần làm một số bộ phận của máy móc, dây chuyền công nghệ mà khi ngành này sẽ phát triển kéo theo đó là sự phát triển công nghiệp hỗ trợ cho các ngành kinh tế, công nghiệp, dịch vụ khác.
>>Xuất khẩu tăng 15% trong 6 tháng đầu năm, Mỹ là thị trường tăng mạnh nhất