Thị trường dự đoán đồng yên sẽ tiếp tục chịu nhiều áp lực đi xuống do hiện lợi suất của Nhật Bản vẫn thấp hơn rất nhiều so với các nền kinh tế phát triển khác, đặc biệt là Mỹ.
Mặc dù Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã chính thức chấm dứt chế độ lãi suất âm cuối cùng của thế giới vào ngày hôm qua (19/3), thị trường vẫn nhìn nhận nước này sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ lỏng lẻo. Và đó chính là lý do khiến đồng yên giảm xuống mức thấp nhất kể từ 2008 so với đồng euro.
Sáng nay (20/3), đồng nội tệ của Nhật Bản có lúc giảm xuống còn 164,35 yên đổi 1 euro trước khi hồi phục nhẹ. So với USD, yên cũng đang giảm xuống mức thấp chưa từng thấy kể từ năm 1990. Tổng cộng yên giảm 7% kể từ đầu năm đến nay, trở thành một trong những đồng tiền có diễn biến tồi tệ nhất trong nhóm G10.
Đồng yên giảm mạnh nhất kể từ 2008 so với euro |
Thị trường dự đoán đồng yên sẽ tiếp tục chịu nhiều áp lực đi xuống do hiện lợi suất của Nhật Bản vẫn thấp hơn rất nhiều so với các nền kinh tế phát triển khác, đặc biệt là Mỹ. Đồng thời, sau động thái tăng lãi suất lần đầu tiên trong 17 năm, Thống đốc BoJ Kazuo Ueda và các đồng nghiệp vẫn quả quyết sẽ duy trì các điều kiện tài chính lỏng lẻo.
Alex Loo, chiến lược gia đang công tác tại công ty chứng khoán TD Securities, nhận định: “Yên đang giảm giá vì thị trường đánh giá cú tăng của BoJ vẫn đi theo chính sách “bồ câu” chứ không phải “diều hâu”. Nhiều khả năng ngưỡng 165 sẽ bị chọc thủng dựa trên dữ liệu kinh tế tích cực của Eurozone”.
Giờ đây mối quan tâm lớn nhất của nhà đầu tư là bao giờ thì BoJ sẽ thực hiện đợt tăng lãi suất tiếp theo. Về vấn đề này có nhiều ý kiến trái chiều. Trong khi các chuyên gia phân tích tham gia khảo sát của Bloomberg dự báo mục tiêu lãi suất chính sách của BoJ sẽ neo ở mức 0,1% từ nay đến cuối năm, nhiều chuyên gia khác cảnh báo có thể các nhà hoạch định chính sách vẫn chưa hoàn tất lộ trình thắt chặt.