Xã hội

Ngôi miếu nổi tiếng linh thiêng nhất nhì An Giang có số thu tiền công đức đứng đầu trong hơn 4.100 tỷ đồng của cả nước

Mộng Kha 26/06/2024 18:26

Hàng năm, ngôi miếu này thu hút đông đảo du khách thập phương tìm về chiêm bái.

Bộ Tài chính vừa công bố báo cáo kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức và tài trợ tại các di tích lịch sử, văn hóa trên cả nước trong năm 2023. Sau khi tổng hợp báo cáo từ các địa phương, Bộ Tài chính đã gửi báo cáo lên Chính phủ.

Hình minh họa (Ảnh: Internet)

Hình minh họa (Ảnh: Internet)

Theo báo cáo, tổng số tiền công đức được báo cáo là 4.100 tỷ đồng. Trong số hơn 31.000 di tích lịch sử - văn hóa, có 7 di tích có tiền công đức trên 25 tỷ đồng, 28 di tích thu trên 10 tỷ đồng và 63 di tích thu trên 5 tỷ đồng. Hà Nội đứng đầu cả nước về số tiền công đức thu được, đạt hơn 670 tỷ đồng. Ngoài ra, có 7 tỉnh thu trên 200 tỷ đồng gồm: Hải Dương, An Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Nam Định, và Quảng Ninh. Bên cạnh đó, có 9 địa phương khác có số thu tiền công đức từ 100 đến 200 tỷ đồng. Đặc biệt, di tích lịch sử - văn hóa thu tiền công đức nhiều nhất là Miếu Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc, An Giang với tổng 220 tỷ đồng. Ngôi miếu này nổi tiếng linh thiêng nhất nhì miền Tây, được rất nhiều người từ khắp nơi đến đây để mong công việc thuận buồm xuôi gió gia đạo bình an.

Miếu Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc (tỉnh An Giang) có số thu tiền công đức năm 2023 lớn nhất cả nước (Ảnh: Internet)

Miếu Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc (tỉnh An Giang) có số thu tiền công đức năm 2023 lớn nhất cả nước (Ảnh: Internet)

Miếu Bà Chúa Xứ được xây dựng theo nét kiến trúc mang đậm dấu ấn phương Đông (Ảnh: Internet)

Miếu Bà Chúa Xứ được xây dựng theo nét kiến trúc mang đậm dấu ấn phương Đông (Ảnh: Internet)

Được biết, hiện nay, cả nước vẫn còn khoảng 1.770 di tích lịch sử - tôn giáo, chiếm 31% tổng số di tích, chưa có báo cáo về thu chi tiền công đức. Trong số này, nhiều chùa thuộc sở hữu chung của cộng đồng đã được UBND cấp tỉnh đưa vào danh mục kiểm kê, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích.

>> Ngôi chùa có lối vào ‘độc nhất vô nhị’ của vùng Thất Sơn linh thiêng

Ngôi miếu thiêng giữa khu rừng ngập mặn nguyên sinh quý hiếm duy nhất còn tồn tại ở miền Trung

Độc đáo ngôi miếu thờ thần sông, thần biển có hình con tàu rộng 1.500m2 ở tỉnh miền Trung, chính quyền địa phương cùng nhân dân hợp lực xây dựng

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/ngoi-mieu-noi-tieng-linh-thieng-nhat-nhi-an-giang-co-so-thu-tien-cong-duc-dung-dau-trong-hon-4100-ty-dong-cua-ca-nuoc-d126172.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Ngôi miếu nổi tiếng linh thiêng nhất nhì An Giang có số thu tiền công đức đứng đầu trong hơn 4.100 tỷ đồng của cả nước
    POWERED BY ONECMS & INTECH