Ngôi nhà không chịu di dời dù được đền bù hơn 41 tỷ đồng, 'bẻ cong' đường băng sân bay chỉ để trồng rau, nuôi gà

26-12-2023 16:16|Phương Nhi

Ước tính, số tiền đền bù này bằng với số tiền kiếm được trong 150 năm nếu ông tiếp tục làm ruộng như hiện tại.

Không chỉ riêng Trung Quốc, Nhật Bản cũng có những "căn nhà đinh" cứng đầu nổi tiếng. Tiêu biểu là những hộ dân kiên quyết bám trụ tại khu vực sân bay quốc tế Narita, khiến dự án hơn 50 năm không thể hoàn thành.

Được biết, sân bay này nằm ở thành phố Narita, tỉnh Chiba, cách trung tâm thủ đô Tokyo 63,5km về phía Tây. Đây là sân bay tấp nập và vận chuyển hàng hóa lớn thứ hai Nhật Bản và thứ ba thế giới.

Đóng vai trò là sân bay quốc tế quan trọng nhưng sân bay này chỉ hoạt động đến 23h đêm. Hơn nữa, đường băng có những đoạn uốn cong ở những vị trí rất lạ trên bản đồ. Nguyên nhân sâu xa của những điều kỳ lạ này liên quan đến những hộ gia đình trong dự án xây dựng sân bay quốc tế Narita. Trong số đó, nổi bật là trường hợp của ông Takao Shito, 73 tuổi.

Ngôi nhà không chịu di dời dù được đền bù hơn 41 tỷ đồng, 'bẻ cong' đường băng sân bay chỉ để trồng rau, nuôi gà
Ông Takao Shito

Quyết không thỏa hiệp

Trước khi lọt thỏm giữa dự án đồ sộ, trang trại của gia đình Shito nằm trong một ngôi làng có khoảng 30 gia đình sinh sống với những cánh đồng mênh mông trải dài. Được biết, gia đình Shito đã trồng lúa, rau và chăn nuôi trên mảnh đất trong gần 100 năm.

Tuy nhiên, vào những năm 1960, với sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản, chính quyền Nhật Bản quyết định xây dựng một sân bay mới để giải quyết nhu cầu vận chuyển quá lớn của sân bay Haneda - sân bay duy nhất tại thời điểm đó.

Khi dự án xây dựng một sân bay quốc tế mới phục vụ Tokyo nhộn nhịp xuất hiện, những người nông dân, trong đó có cha của Takao nhận được thông báo cần phải di dời.

Theo đó, chính quyền tại đây đã đưa ra những biện pháp cứng rắn để thúc đẩy việc di dời các hộ dân cư trong khu vực quy hoạch của sân bay Narita. Nhiều cư dân đã thỏa hiệp và rời đi. Dẫu vậy, vẫn còn hàng chục hộ dân có thái độ cứng rắn, bám trụ đến cùng.

Ngôi nhà không chịu di dời dù được đền bù hơn 41 tỷ đồng, 'bẻ cong' đường băng sân bay chỉ để trồng rau, nuôi gà
Sân bay nhìn từ trên cao

Từ 325 hộ dân ban đầu, đến năm 1978 vẫn còn 17 hộ nhất quyết không chuyển đi dù đã trải qua nhiều lần thương lượng. “Đây là mảnh đất do ba thế hệ trong gia đình tôi canh tác gần một thế kỷ qua. Từ ông nội tôi, bố tôi và hiện tại là tôi. Vì vậy, tôi muốn tiếp tục sống tại đây và làm nông nghiệp”, ông Takao nói.

Từ chối lời đề nghị mua mảnh đất trị giá gần 1,7 triệu USD

Sau khi cha của ông Takao qua đời vào những năm 1990, người đàn ông tiếp quản mảnh đất bao gồm nhà ở và trang trại. Ngay sau đó, chủ dự án đã cố gắng mua lại phần đất nông nghiệp còn lại để làm một đường băng khác nhưng ông nhất quyết không đồng ý.

Năm 2015, ông từng từ chối lời đề nghị mua mảnh đất trị giá gần 1,7 triệu USD vào thời điểm đó (tương đương hơn 41 tỷ đồng). Ước tính, số tiền này bằng với số tiền kiếm được trong 150 năm nếu làm ruộng như hiện tại. Dù vậy, ông Takao nói với các phóng viên: “Tôi không quan tâm đến tiền, tôi muốn tiếp tục làm nông”.

Do không thể đi đến sự đồng thuận, dự án buộc phải thay đổi thiết kế bằng cách xây một đường băng uốn quanh rìa trang trại của ông Takao Shito.

Chấp nhận chung sống

Theo Zhihu, con số bồi thường đã tăng theo cấp số nhân sau mấy chục năm. Tuy nhiên, người đàn ông vẫn không hề lung lay quyết định, sẵn sàng sống ở đường băng sân bay, chịu đựng tiếng ồn hàng chục năm mặc cho cuộc sống của bị xáo trộn. Thậm chí, máy bay còn bay thẳng trên đầu trong khi Takao làm việc trên cánh đồng.

Ngôi nhà không chịu di dời dù được đền bù hơn 41 tỷ đồng, 'bẻ cong' đường băng sân bay chỉ để trồng rau, nuôi gà
Sân bay quốc tế Narita

Ông Takao nay đã ngoài 70 tuổi, vẫn kiên trì làm việc trên mảnh đất hàng ngày. Những người ủng hộ mang cho ông thức ăn và đồ dùng thiết yếu. “Điều quan trọng là tôi được tiếp tục canh tác trên mảnh đất của tổ tiên để lại”, ông nói.

Ngày nay, trang trại này nằm lọt thỏm giữa sân bay Narita, sân bay lớn thứ hai của Nhật Bản. Cách duy nhất để đến trang trại này là đi qua các đường hầm dưới lòng đất.

Ông Takao hàng ngày vẫn tiếp tục chăm sóc đồng ruộng của mình. Khi Thế vận hội Olympic lần thứ hai được tổ chức tại Nhật Bản, khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến thành phố Tokyo, thứ họ nhìn thấy là cánh đồng rau xanh mướt do người đàn ông này trồng.

Theo một bài báo của Answer Coalition, Tòa án địa phương Chiba đã ra phán quyết cho phép cưỡng chế thi hành án trên đất của Takao vào ngày 20/12/2018. Nhưng ngay ngày hôm sau, ông đã giành được một quyết định khác của tòa án ra lệnh tạm dừng quá trình xử lý cho đến khi phiên tòa xét xử lại.

Sân bay Narita được khai trương đã hơn 50 năm nhưng nó vẫn chưa hoàn thành. Để tránh đất nông nghiệp không được sử dụng, đường băng phía Đông được thiết kế rất ngắn và sân bay Narita vẫn tạm dừng các chuyến bay vào ban đêm.

>> Nhật Bản 'cho không' 8 triệu ngôi nhà, 'biếu' thêm tiền nhưng cũng không ai thèm lấy

Ngôi nhà không chịu di dời, lọt giữa khu xây dựng ngổn ngang 12 năm, cuối cùng được hưởng mức đền bù không tưởng

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/ngoi-nha-khong-chiu-di-doi-du-duoc-den-bu-hon-41-ty-dong-be-cong-duong-bang-san-bay-chi-de-trong-rau-nuoi-ga-217162.html
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Ngôi nhà không chịu di dời dù được đền bù hơn 41 tỷ đồng, 'bẻ cong' đường băng sân bay chỉ để trồng rau, nuôi gà
    POWERED BY ONECMS & INTECH