Lifestyle

Người đàn ông bất ngờ mất sạch hơn 11 tỷ đồng tiết kiệm sau một năm: Cảnh sát lập tức vào cuộc, điều tra 6 ngân hàng liên quan, bắt giữ 7 đối tượng lừa đảo

Hải Yến 05/12/2023 00:18

Mất sạch 11 tỷ đồng tiết kiệm, người đàn ông hoang mang không biết mình đã trở thành 'mồi' cho tội phạm lừa đảo.

Vào tháng 3 năm 2014, một quí ông Trung Quốc vội vã đến trụ sở cảnh sát thuộc huyện Thiên Thai, thành phố Thái Châu, tỉnh Chiết Giang, để tố cáo một vụ án nghiêm trọng. Ông này thông báo rằng số tiền 3,3 triệu NDT (tương đương khoảng 11,2 tỷ đồng) trong tài khoản tiết kiệm của mình, khi gửi tiền tại một ngân hàng, đã biến mất một cách đầy bí ẩn sau một năm. Khi nhận được thông tin này, cảnh sát ngay lập tức đồng hành với người đàn ông này đến ngân hàng liên quan để tiến hành điều tra sự việc.

Người phụ nữ bí ẩn

Theo Sohu, người đàn ông này tên là Phương Khôn, một doanh nhân bất động sản. Vào năm 2013, sau nhiều năm cống hiến cho công việc và tích luỹ kinh nghiệm, anh Phương đã tích góp được 3,3 triệu NDT và đặt tiết kiệm tại một ngân hàng địa phương. Khi hết kỳ hạn một năm, anh ta đến ngân hàng để rút tiền, nhưng bất ngờ nhận được thông báo từ nhân viên rằng toàn bộ số tiền trong tài khoản tiết kiệm đã biến mất một cách đáng ngạc nhiên.

387323250_270265792298042_8702295676797470663_n

Quá trình kiểm tra dữ liệu trên hệ thống ngân hàng cho thấy rằng, thực sự anh Phương đã gửi 3,3 triệu NDT vào tài khoản của mình. Tuy nhiên, số tiền này đã nhanh chóng được chuyển đi trong cùng một ngày. Nhân viên giao dịch đã tìm ra biên lai giao dịch và cho anh Phương xem. Trên tờ biên lai, anh ta phát hiện rằng số tiền 3,3 triệu NDT của mình đã được chuyển đến tài khoản của một phụ nữ có tên Khưu Lệ, có chữ ký xác nhận giao dịch với tên anh ta. Điều này khiến anh Phương càng hoang mang hơn khi anh không quen biết người phụ nữ này và chữ ký xác nhận cũng không thuộc về anh ấy.

Khi cảnh sát tiếp nhận vụ án, họ đã ngạc nhiên khi phát hiện một vụ án tương tự đã xảy ra trước đó ở Hàng Châu. Dì Dương, 60 tuổi, khi đến ngân hàng để rút tiền, phát hiện rằng số tiền tích luỹ cả đời của bà, là 13 triệu NDT (hơn 44 tỷ đồng), đã biến mất không dấu vết.

Vì số tiền liên quan đến cả hai vụ án quá lớn, cảnh sát đã thành lập một đội đặc nhiệm để điều tra. Họ phát hiện có tổng cộng 500 triệu NDT (hơn 1.715 tỷ đồng) gửi tại 6 ngân hàng ở tỉnh Chiết Giang và Giang Tô đều gặp phải tình trạng tương tự. Đặc biệt, hầu hết số tiền này đều được chuyển đến tài khoản của một người phụ nữ mang tên Khưu Lệ, một nhân vật bí ẩn.

pasted image 0 (1)

Tất cả các dấu vết dẫn đến Khưu Lệ, đặt ra câu hỏi quan trọng: Ai thực sự là Khưu Lệ và làm thế nào cô ấy có thể chuyển số tiền lớn như vậy vào tài khoản cá nhân mà ngân hàng không phát hiện?

Vén màn sự thật

Với sự gia tăng đáng kể về số tiền mà các nạn nhân bị mất tiền, cảnh sát đã bắt đầu quá trình điều tra một cách nhanh chóng. Các ngân hàng liên quan cũng xác nhận rằng quy trình chuyển tiền trong các giao dịch này đều tuân theo quy định và là hợp pháp. Tuy nhiên, do số tiền đã được chuyển đến tài khoản của Khưu Lệ, ngân hàng không có khả năng hoàn trả cho các nạn nhân.

Để lần ra chân tướng thực sự của vụ án, cảnh sát bắt đầu với vụ án của Phương Khôn, người đã bị mất 3,3 triệu NDT. Khi so sánh biên lai gửi và chuyển tiền của anh ta, cảnh sát phát hiện rằng ngoại trừ chữ ký không giống nhau, tất cả giấy tờ và quy trình đều đúng theo quy định của ngân hàng. Do đó, cảnh sát đặt giả định rằng "kẻ gian" có thể nằm trong ngân hàng và yêu cầu kiểm tra video giám sát.

Từ đây, họ phát hiện nhiều vụ "mất tiền" cũng đã xảy ra tại ngân hàng này. Họ phát hiện rằng mọi giao dịch chuyển tiền đều được nhân viên Chúc Dũng xử lý.

Khi khách hàng gửi tiền tiết kiệm, Chúc Dũng lợi dụng quyền hạn của mình để đánh cắp thông tin từ sổ tiết kiệm của họ. Người gửi tiền không biết rằng họ vô tình "bán" thông tin của mình cho kẻ gian. Ngay khi khách hàng rời khỏi, Chúc Dũng có thể dễ dàng chuyển số tiền của họ vào tài khoản của Khưu Lệ.

Tuy nhiên, để chuyển số tiền lớn như vậy, Chúc Dũng cần "người gửi" điền và ký vào biên lai chuyển tiền. Qua giám sát, cảnh sát phát hiện rằng khi Phương Khôn đến gửi tiền, anh ta bị một người phụ nữ ăn mặc kín mít đi theo. Người này sau đó đến quầy giao dịch và điền thông tin cần thiết để chuyển tiền thành công sau khi anh ta rời khỏi ngân hàng.

Sau khi thu thập đủ chứng cứ, cảnh sát triệu tập Chúc Dũng và Khưu Lệ. Qua thẩm tra, cảnh sát biết được rằng để thâu tóm được số tiền khổng lồ trên, 2 người này đã hợp tác thực hiện hành vi gian lận trong suốt thời gian dài. Trong đó, chủ mưu chính đứng sau tất cả mọi việc chính là Khưu Lệ.

Hóa ra, Khưu Lệ vốn là một doanh nhân và từng sở hữu một công ty hóa chất. Do quản lý yếu kém, công ty của cô gặp vấn đề nghiêm trọng. Trong tình cảnh tuyệt vọng, cô đã lên kế hoạch thực hiện âm mưu ăn cắp tiền gửi của một số khách hàng tại ngân hàng và chiếm đoạt chúng.

Cô làm việc trong ngân hàng trước đây, nên cô biết rõ quy trình gửi tiền tiết kiệm. Để âm mưu diễn ra thuận lợi, cô hối lộ nhân viên ngân hàng với mức hoa hồng hậu hĩnh từ các vụ "ăn cắp trót lọt". Bằng mưu mẹo của mình, Khưu Lệ đã mua chuộc được tổng cộng 6 nhân viên trong 6 ngân hàng cô nhắm đến.

Sau đó, người phụ nữ gian xảo này tìm "người trung gian" đáng tin cậy và yêu cầu họ tìm "con mồi" là khách hàng muốn gửi tiền tiết kiệm và hướng dẫn họ gửi vào các ngân hàng được chỉ định. Với mỗi vụ thành công, những người trung gian này được chia 10% lợi nhuận.

pasted image 0 (2)

Để dụ dỗ người gửi tiền, những người trung gian này đã đưa ra những lời mời chào hấp dẫn với các gói tiết kiệm có lãi suất cao từ 12% - 15%. Trước những lời tư vấn như rót mật vào tai và khoản lợi nhuận hấp dẫn, nhiều khách hàng đã đồng ý gửi tiết kiệm bất chấp những điều kiện vô lý như không rút tiền khi chưa hết thời hạn, không kiểm tra tiền gửi và không kích hoạt dịch vụ SMS.

Cuối cùng, những vụ mất tiền tiết kiệm tại ngân hàng đã được làm sáng tỏ. Cảnh sát Trung Quốc đã bắt giữ Khưu Lệ và 6 "nội gián" ẩn nấp trong 6 ngân hàng để truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật Trung Quốc.

Các vụ án mất tiền trong tài khoản hoặc sổ tiết kiệm thường liên quan đến sơ suất, lơ là trong ký giấy tờ và giao dịch cá nhân. Điều này rất nguy hiểm vì nhân viên ngân hàng có thể không nộp tiền vào tài khoản hoặc có thể đánh tráo hồ sơ ngay sau khi ký xong.

Để tránh rủi ro, khách hàng khi gửi tiền tiết kiệm cần kiểm tra kỹ giấy tờ trước khi ký. Ngoài ra, giao dịch tại quầy ngân hàng, đặc biệt là với số tiền lớn, là biện pháp an toàn. Khi giao dịch tại quầy, khách hàng sẽ được camera ghi hình, là bằng chứng hữu ích khi có sự cố xảy ra.

*Nguồn: Sohu.

>> Người đàn ông U70 phải lòng cô nữ sinh nghèo khó, "lọt lưới" lừa đảo qua mạng mất hơn 300 triệu đồng, danh tính "người tình bé nhỏ" càng gây sốc!

Loại quả khiến người đàn ông phải phẫu thuật cấp cứu sau khi ăn

Người đàn ông mất gần 600 triệu đồng vì yêu cầu ‘kiểm tra dòng tiền’ của đại tá công an rởm

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/nguoi-dan-ong-bat-ngo-mat-sach-hon-11-ty-dong-tiet-kiem-sau-mot-nam-canh-sat-lap-tuc-vao-cuoc-dieu-tra-6-ngan-hang-lien-quan-bat-giu-7-doi-tuong-lua-dao-d111203.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Người đàn ông bất ngờ mất sạch hơn 11 tỷ đồng tiết kiệm sau một năm: Cảnh sát lập tức vào cuộc, điều tra 6 ngân hàng liên quan, bắt giữ 7 đối tượng lừa đảo
    POWERED BY ONECMS & INTECH