Nhận định chứng khoán tuần 13 - 17/6: "Sống thọ" vùng kháng cự 1.300 - 1.310?

12-06-2022 12:13|Minh Anh

Chứng khoán Mirae Asset cho rằng, VN-Index vượt và giữ được mốc 1.300 điểm chỉ trong 2 phiên cho thấy tâm lý lo ngại mua trên ngưỡng 1.300 điểm đang cản bước hồi phục của chỉ số.

Tổng quan thị trường chứng khoán tuần 6 - 10/6

Sau 3 tuần phục hồi liên tiếp, thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận nhịp chỉnh nhẹ trong tuần giao dịch vừa qua 6 - 10/6/2022.

Mặc dù VN-Index ghi nhận bứt phá trong 3 phiên đầu tuần để vượt ngưỡng 1.300 điểm song áp lực bán gia tặng tại ngưỡng cản này khiến chỉ số một lần nữa quay đầu giảm mạnh gần 24 điểm và đóng cửa tuần tại mức 1.284,08 - giảm 3,9 điểm (0,3%) so với tuần giao dịch trước; HNX-Index cũng chỉnh 1,3% xuống mức 306,44 điểm.

Mặc dù vậy, thanh khoản thị trường trong tuần tiếp tục cải thiện so với tuần trước đó; giá trị giao dịch trên toàn thị trường bình quân đạt khoảng 20.200 tỷ đồng/phiên - tăng khoảng 10% so với tuần trước.

Về diễn biến dòng tiền, nhà đầu tư cá nhân trong nước và khối ngoại giảm đáng kể giá trị mua ròng trong tuần song vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ thị trường chung. Trong khi đó, tổ chức nội và tự doanh vẫn duy trì trạng thái bán ròng.

Theo thống kê của FiinPro, nhà đầu tư cá nhân trong nước có tuần mua ròng thứ 3 liên tiếp với giá trị 159 tỷ đồng. Mã SHB hút ròng 320 tỷ đồng; HPG và NVL được mua ròng lần lượt 252 tỷ đồng và 233 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, DPM bị bán ròng mạnh nhất với 308 tỷ đồng; PNJ bị bán 265 tỷ đồng; MSN và HAH bị bán ròng lần lượt 200 tỷ đồng và 109 tỷ đồng.

Tuần này, khối ngoại tiếp tục mua ròng 757 tỷ đồng (giảm 62% so với tuần trước) trong đó mua ròng mạnh nhất chứng chỉ quỹ ETF nội FUEVFVND với 478 tỷ đồng; DPM với 372 tỷ đồng; MSN cũng được mua ròng 245 tỷ đồng. Ngược lại, HPG bị bán ròng mạnh nhất với 262 tỷ đồng; VNM và NVL được mua ròng lần lượt 115 tỷ đồng và 111 tỷ đồng.

Tổ chức nội có tuần bán ròng thứ 4 liên tiếp với giá trị 916 tỷ đồng (giảm 67% so với tuần trước) với chứng chỉ quỹ ETF nội FUEVFVND bị bán ròng rất mạnh với 522 tỷ đồng; SHB và DXG bị bán ròng lần lượt 329 tỷ đồng và 75 tỷ đồng. Trong khi đó, TDM được các tổ chức trong nước mua ròng mạnh nhất với 147 tỷ đồng; chứng chỉ quỹ CCQ E1VFVN30 cũng được mua ròng 147 tỷ đồng.

Tương tự, khối tự doanh giao dịch tiêu cực trở lại khi bán ròng 584 tỷ đồng ở sàn HOSE. TDM đứng đầu danh sách bán ròng với giá trị 116 tỷ đồng; DPM cũng bị bán ròng 105 tỷ đồng; GAS và NVL bị bán ròng lần lượt 88 tỷ đồng và 72 tỷ đồng. Trong khi đó, MWG được mua ròng mạnh nhất với 119 tỷ đồng; FPT và REE đứng sau với giá trị mua ròng lần lượt 60 tỷ đồng và 47 tỷ đồng.

Về diễn biến giá cổ phiếu, nhóm cổ phiếu công nghệ thông tin giảm mạnh nhất tuần với 3,3% giá trị vốn hóa do trụ cột trong nhóm là FPT giảm 3,5% và CMG giảm 1,8%.

Tiếp theo là nhóm tiện ích cộng đồng giảm 1,5% giá trị vốn hóa, do sự điều chỉnh của các cổ phiếu trong ngành như: GAS giảm 4,4%, REE giảm 3,1%,...

Nhóm ngành tài chính giảm 1,1% giá trị vốn hóa do

Ở chiều tích cực, dầu khí là ngành có diễn biến tích cực với BSR tăng 9,8%, PVS tăng 5,1%, PVD tăng 0,1%.

Nhóm ngành nguyên vật liệu cũng tăng 1,1% giá trị vốn hóa, chủ yếu nhờ cổ phiếu DGC tăng 10,1%. Các nhóm ngành còn lại đều có mức biến động nhỏ.

Trong tuần, nhóm cổ phiếu ngành điện và khu công nghiệp có diễn biến tích cực, 4 cổ phiếu thuộc các ngành này là GVR tăng 4,4%, POW tăng 11,1%, VGC tăng 13,5% và GEX tăng 8,6% đã lọt vào nhóm 10 cổ phiếu ảnh hưởng tích cực đến VN-Index.

Nhận định thị trường chứng khoán tuần 13 - 17/6

Công ty Chứng khoán SSI nhận định, với diễn biến hiện tại, chỉ số VN-Index sẽ kiểm lại vùng hỗ trợ quan trọng 1.280 điểm trong phiên tới. Nếu tiếp tục duy trì được trên ngưỡng này, chỉ số vẫn có cơ hội quay lại kiểm định vùng kháng cự 1.300 điểm. Tuy nhiên, nếu cắt xuống dưới mốc 1.280, VN-Index có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh về các vùng hỗ trợ quanh 1.250 - 1.261 điểm.

Theo Công ty Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS), sau 3 tuần tăng điểm liên tiếp, rất có thể thị trường sẽ đối diện với khả năng điều chỉnh để kiểm tra lại ngưỡng này và thực tế thị trường đã có phiên cuối tuần giảm điểm mạnh, đóng cửa dưới 1.300 điểm.

Nhịp điều chỉnh hiện tại không hẳn mang tính chất tiêu cực mà nó mang tính chất "rũ bỏ" và tích lũy thêm chờ cơ hội để bùng nổ vượt ngưỡng tâm lý một lần nữa.

Dưới góc nhìn kỹ thuật, đang có sự ủng hộ cho xu hướng hồi phục, với việc chỉ số VN-Index đã bật thoát xa ngưỡng kháng cự tâm lý 1.200 điểm và chạm ngưỡng kháng cự tâm lý 1.300 điểm là mốc đầu tiên sóng hồi phục tiếp theo.

Tuy nhiên, ngưỡng kháng cự tâm lý 1.300 điểm đang bị thử thách khi thị trường có phiên bùng nổ vượt ngưỡng này trong tuần, nhưng đã giảm trở lại khi phiên cuối tuần cổ phiếu bị bán mạnh.

Rất có thể thị trường đang trong giai đoạn điều chỉnh tất yếu và cần thiết để tích lũy thêm trước khi có đợt tăng giá mới để tiếp tục vượt lên. Dự báo điều chỉnh đã được SHS liên tục nhận định trong các bản tin ngày thời gian qua.

Theo SHS, thị trường đã hồi phục mạnh từ đáy nhưng định giá vẫn đang ở mức hấp dẫn khi P/E. Nhiều doanh nghiệp niêm yết vẫn đang có định giá hấp dẫn, đợt điều chỉnh đang diễn ra sẽ là cơ hội để nhà đầu tư dài hạn gia tăng tỷ trọng cổ phiếu.

Công ty Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) cho rằng, VN-Index vượt và giữ được mốc 1.300 điểm chỉ trong 2 phiên cho thấy tâm lý lo ngại mua trên ngưỡng 1.300 điểm đang cản bước hồi phục của chỉ số. Đặc biệt, có thời điểm VN-Index đã tiến khá gần với mốc kháng cự 1.320 điểm, nhưng sau đó đã giảm trở lại, do đó trong ngắn hạn VN-Index có thể đang bước vào nhịp điều chỉnh.

[LIVE] Thị trường 13/12: VN-Index giảm 4 điểm, BSR có đột biến

Nhận định chứng khoán 13/12: Cơ hội xuất hiện khi VN-Index về 1.260 điểm

Bài thuộc chủ đề Tài chính
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/nhan-dinh-chung-khoan-tuan-13-176-song-tho-vung-khang-cu-1300-1310-135080.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Nhận định chứng khoán tuần 13 - 17/6: "Sống thọ" vùng kháng cự 1.300 - 1.310?
    POWERED BY ONECMS & INTECH