Doanh nghiệp

Nhật gia tăng nhập khẩu mì ăn liền từ Việt Nam, doanh nghiệp nào đang chiếm lợi thế?

Son Trịnh 02/10/2023 09:34

Chiếm trọn “spotlight” tại Foodex Nhật Bản, liệu mì tôm Omachi có thắng thế trong cuộc đua chinh phục thị trường khó tính này.

Nhật Bản chi hơn 3 triệu USD nhập khẩu mì ăn liền từ Việt Nam

Ngày 30-9, báo Nikkei Asia dẫn số liệu của Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết số lượng mì ăn liền được Nhật Bản nhập khẩu từ các nước châu Á khác đạt mức 57,6 triệu USD năm 2022, gấp 3 lần con số năm 2017.

Trong đó có gần 80% mì ăn liền nhập khẩu vào Nhật Bản có xuất xứ từ Hàn Quốc, nhưng các sản phẩm từ Đông Nam Á đang có tốc độ tăng trưởng đáng ghi nhận. Năm 2022, Nhật nhập khẩu lượng mì ăn liền từ Việt Nam trị giá hơn 3,3 triệu USD, gấp 5,6 lần số liệu năm 2017.

Nhật gia tăng nhập khẩu mì ăn liền từ Việt Nam, doanh nghiệp nào đang chiếm lợi thế?
Các loại mỳ, phở ăn liền của Việt Nam bán ở siêu thị Aeon ở Kansai

'Mỏ vàng' mì ăn liền của Việt Nam: Tăng trưởng 20%/năm, quy mô 8,5 tỷ gói cao thứ 3 thế giới

Đến năm 2022 Việt Nam đã vươn lên top 3 các nước có lượng tiêu thụ mì tôm lớn nhất thế giới chỉ sau Trung Quốc và Indonesia.

Theo báo cáo nghiên cứu thị trường Facts and Factors, doanh thu của mì ăn liền dự kiến sẽ tăng đạt 73,55 tỷ USD vào năm 2026, tăng trưởng doanh thu trung bình hàng năm sẽ đạt 6%/năm.

Ngoài thị trường xuất khẩu thì thị trường trong nước thật sự là mỏ vàng kiếm lời của các doanh nghiệp sản xuất mì tôm hiện nay.

Theo thống kê, Việt Nam hiện có khoảng 50 công ty sản xuất mỳ ăn liền, bao gồm các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Trong nhiều năm, dẫn đầu là Acecook với thương hiệu mỳ Hảo Hảo, xếp thứ hai là Masan Consumer (thành viên của CTCP Tập đoàn Masan - MSN) với các thương hiệu Omachi, Kokomi và thứ 3 là Asia Food với thương hiệu mỳ Gấu đỏ. Tuy nhiên trong những năm qua, Acecook cùng với Asia Foods đã để mất rất nhiều thị phần vào tay Masan Consumer.

Nhật gia tăng nhập khẩu mì ăn liền từ Việt Nam, doanh nghiệp nào đang chiếm lợi thế?
Xếp hạng thị trường mì ăn liền toàn cầu, Việt Nam giữ top 3

Chiếm trọn “spotlight” tại Foodex Nhật Bản, Omachi khẳng định vị thế mì Việt Nam

Bằng hệ sinh thái khổng lồ tại Việt Nam, đặc biệt là hệ thống siêu thị/cửa hàng tiện ích WinMart/Winmart+ hàng nghìn điểm, sản phẩm mỳ của Masan Consumer có lợi thế rất lớn về phân phối. Theo số liệu từ báo cáo phân tích của Chứng khoán VNDIRECT, mì ăn liền Omachi thống trị phân khúc cao cấp với 45% thị phần. Năm 2021, doanh thu từ mỳ của Masan Consumer đạt 8.800 tỷ đồng, tăng 28% và tương đương 72% doanh thu của Acecook.

Đáng chú ý mới đây khi xuất hiện ở sự kiện thực phẩm quốc tế Foodex Nhật Bản 2023 - sự kiện triển lãm quốc tế về ẩm thực và đồ uống lớn bậc nhất Châu Á lần thứ 48, Omachi tiếp tục khẳng định vị thế mì cao cấp của Việt Nam tại một trong những thị trường khắt khe về mặt chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm như Nhật Bản.

Kể từ khi xuất hiện tại thị trường Nhật Bản, Omachi đã chiếm được cảm tình của những thực khách xứ Phù Tang – những vị khách luôn được coi là khó tính nhất thế giới bởi sự tiện lợi cùng chất lượng đi đầu và hương vị khác biệt.

Ông Phạm Hồng Sơn - Phó Tổng giám đốc Masan - tiết lộ với định hướng phát triển, đa dạng hóa sản phẩm quy mô quốc tế. "Ra mắt mì Omachi tại Nhật cho bước tiến tích cực trong hành trình hướng tới mục tiêu trở thành công ty thành công nhất trong việc xây dựng thương hiệu hàng tiêu dùng Việt trên thị trường quốc tế", ông Sơn nhận định.

Nhật gia tăng nhập khẩu mì ăn liền từ Việt Nam, doanh nghiệp nào đang chiếm lợi thế?

Để nâng cao vị thế của mì ăn liền và phát triển thêm những giá trị gia tăng cho ngành hàng, các hãng mì tôm ở Việt Nam đang không ngừng cải tiến lợi ích sản phẩm như bổ sung thêm khoai tây, đậu hòa lan, khoáng chất trong sản phẩm, phát triển thêm các loại hình sản phẩm mới như mì không chiên, sản phẩm ăn liền từ gạo…

Hiện tại, chúng ta khó có thể tìm được một loại thực phẩm “đa chức năng”, “đa phục vụ” như mì ăn liền. Vì thế, cần hiểu đúng và dành nhiều sự trân trọng hơn cho thực phẩm này.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn mì gói hằng ngày?

Kết hợp công nghệ Nhật và hương vị Việt, Acecook Việt Nam hái ‘trái ngọt’

'Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm' gây sốt mạng xã hội, doanh thu bất ngờ tăng vọt gấp 612 lần

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/nhat-gia-tang-nhap-khau-mi-an-lien-tu-viet-nam-doanh-nghiep-nao-dang-chiem-loi-the-203451.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Nhật gia tăng nhập khẩu mì ăn liền từ Việt Nam, doanh nghiệp nào đang chiếm lợi thế?
POWERED BY ONECMS & INTECH