Nhìn lại diễn biến thị trường chứng khoán tuần 13 - 17/6

19-06-2022 09:29|Minh Anh

Việc nhà đầu tư cá nhân giao dịch theo chiều hướng tiêu cực đã gây ra khá nhiều áp lực đến thị trường chung. Trong khi đó, lực đỡ của thị trường đến từ nhà đầu tư tổ chức trong nước và khối ngoại.

Thị trường điều chỉnh trong tuần thứ hai liên tiếp với mức giảm khá mạnh. Kết tuần, VN-Index đứng ở mức 1.217,3 điểm - giảm 66,78 điểm (-5,2%) so với tuần trước; HNX-Index giảm 26,38 điểm (-8,61%) xuống 280,06 điểm; UPCoM-Index giảm 6,62 điểm (-7,06%) xuống 87,1 điểm.

Thanh khoản thị trường ở mức tương đương với tuần trước đó. Tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 19.497 tỷ đồng/phiên - giảm 3,5% so với tuần trước.

Về diễn biến dòng tiền, việc nhà đầu tư cá nhân giao dịch theo chiều hướng tiêu cực đã gây ra khá nhiều áp lực đến thị trường chung. Trong khi đó, lực đỡ của thị trường đến từ nhà đầu tư tổ chức trong nước và khối ngoại.

dtc.png
Giá trị mua, bán ròng phân loại theo nhà đầu tư (Đơn vị: Tỷ đồng)

Theo thống kê của Fiinpro, khối tự doanh chứng khoán không còn quá tiêu cực như tuần trước song vẫn duy trì trạng thái bán ròng với tổng khối lượng 5 triệu cổ phiếu - tương ứng giá trị 40 tỷ đồng. 

Tự doanh chứng khoán mua ròng mạnh nhất mã DPM với 134 tỷ đồng; GAS và DCM được mua ròng lần lượt 124 tỷ đồng và 95 tỷ đồng; BSR cũng được mua ròng 72 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, TCB đứng đầu danh sách bán ròng với 88 tỷ đồng; VPB và FPT bị bán ròng lần lượt 79 tỷ đồng 77 tỷ đồng.

cá nhân trong nước vừa chấm dứt chuỗi 4 tuần mua ròng liên tiếp trên HOSE bằng việc bán ròng trở lại 2.465 tỷ đồng trong đó có 2.627 tỷ đồng đến từ giao dịch khớp lệnh.

Cổ phiếu HPG bị bán ròng mạnh nhất với 485 tỷ đồng; GAS bị bán ròng 426 tỷ đồng; bộ đôi DPM và DCM bị bán ròng lần lượt 333 tỷ đồng và 234 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, DGC đứng đầu danh sách mua ròng với giá trị 264 tỷ đồng; SHB và MWG đứng sau với lần lượt 179 tỷ đồng và 147 tỷ đồng.

Ngược pha cá nhân, tổ chức trong nước mua ròng trở lại hơn 1.500 tỷ đồng sau 4 tuần bán ròng liên tiếp trước đó. GAS được các tổ chức mua mạnh nhất với 228 tỷ đồng; DPM đứng sau với 173 tỷ đồng; chứng chỉ quỹ ETF FUEVFVND cũng hút ròng 173 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, SHB bị bán ròng mạnh nhất với 256 tỷ đồng, bỏ xa mã đứng sau là MWG với 76,4 tỷ đồng.

Cũng có diễn biến tích cực, khối ngoại có tuần mua ròng thứ 3 liên tiếp với giá trị tăng 27% so với tuần trước và đạt 964 tỷ đồng.

HPG được khối ngoại sàn HOSE mua ròng rất mạnh với 448 tỷ đồng; GAS và DPM được mua lần lượt 198 tỷ đồng và 160 tỷ đồng. Các mã gồm VHM, GMD, VGC và DCM đều có giá trị mua ròng của khối ngoại trên 100 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, chứng chỉ quỹ ETF FUEVFVND bị bán ròng mạnh nhất với 274 tỷ đồng; DGC và VIC đứng sau với lần lượt 269 tỷ đồng và 247 tỷ đồng.

Về diễn biến giá cổ phiếu, tuần qua, nhóm cổ phiếu tiện ích cộng đồng đã đi ngược xu thế chung và ghi nhận mức tăng mạnh nhất trong tuần với 8% giá trị vốn hóa nhờ đà đi lên của trụ cột trong ngành điện, nước, xăng dầu, khí đốt như REE (+9,9%), TDM (+5,2%), BWE (+1,7%), GAS (+12,9%), POW (+7,3%),...

Mặc dù cũng chốt tuần trong “sắc xanh” nhưng nhóm thứ hai có khoảng cách rất xa. Cụ thể, nhóm cổ phiếu công nghệ thông tin với mức tăng 0,4% giá trị vốn hóa, dựa vào đà tăng của mã trụ cột FPT (+1,2%).

Còn lại, các nhóm ngành đều mang lại sự thất vọng cho cổ đông với những mức giảm tương đối tiêu cực. Trong số đó, nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu lao dốc mạnh nhất với 8,2% giá trị vốn hóa do có sự sụt giảm của nhóm ngành tài nguyên cơ bản, đại diện là các mã HPG (-8,9%), HSG (-26,8%), NKG (-23,9%),...

Kế đến, nhóm cổ phiếu trụ cột là ngân hàng cũng "lùi bước" 7,9% đồng thời tạo ra áp lực lớn lên điểm số chung của thị trường, cụ thể mã VCB (-2,1%), BID (-6,5%), CTG (-13,1%), TCB (-9,1%), VPB (-9,7%), MBB (-15,3%), ACB (-8,3%), SHB (-9,4%),...

Nhóm cổ phiếu chứng khoán bị bán tháo với TVB (-30%), VND (-29,6%), VIX (-28%), CTS (-27,9%), SSI (-26%), FTS (-25,9%), BSI (-25,5%), APG (-25,2%), AGG (-22,8%), VCI (-20,6%), HCM (-20,9%), VDS (-17,3%), ORS (-13,9%) …

Bên cạnh đó, những nhóm ngành khác cũng rơi vào tình huống tương tự như nhóm ngành công nghiệp (-7,3%), dầu khí (-6,2%), dược phẩm và y tế (-4,7%), hàng tiêu dùng (-3,1%), dịch vụ tiêu dùng (-2,6%).

Nhận định chứng khoán 26/11: VN-Index hướng lên vùng 1.240 điểm

Nhóm Midcap lên ngôi, một cổ phiếu VN30 tím trần

Bài thuộc chủ đề Tài chính
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/nhin-lai-dien-bien-thi-truong-chung-khoan-tuan-13-176-136310.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Nhìn lại diễn biến thị trường chứng khoán tuần 13 - 17/6
    POWERED BY ONECMS & INTECH