"Núi nợ" đè kinh tế các quốc gia nghèo nhất thế giới

19-01-2022 16:03|Anh Duy

Các quốc gia nghèo nhất thế giới đang phải đối mặt với việc hoàn trả các khoản nợ với tổng giá trị lên đến 35 tỷ USD cho các bên cho vay song phương và tư nhân.

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), nhóm 74 quốc gia có thu nhập thấp sẽ phải thanh toán các khoản nợ với tổng giá trị đạt khoảng 35 tỷ USD cho các bên cho vay song phương và khu vực tư nhân trong năm 2022, tăng 45% so với năm 2020.

Một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất là Sri Lanka. Nước này vừa bị tổ chức đánh giá tín nhiệm S&P Global cảnh báo về khả năng vỡ nợ trong năm nay khi hạ xếp hạng trái phiếu chính phủ của quốc gia này. Các nhà đầu tư cũng lo ngại về Ghana, El Salvador và Tunisia sẽ rơi vào tình huống tương tự.

David Malpass, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới cảnh báo rằng: “Việc bị chủ nợ rút kiệt nguồn lực cũng dẫn tới nguy cơ xảy ra vỡ nợ hỗn loạn đang tăng lên. Các quốc gia đang đối mặt việc trả nợ đúng vào thời điểm không có nguồn lực để làm việc đó”.

Việc gia tăng số lượng các quốc gia đang phát triển gánh nhiều nợ hơn để đối phó với tác động kinh tế và chăm sóc sức khỏe của đại dịch, cũng như chi phí tái cấp vốn cho các khoản vay hiện có tăng lên và việc tiếp tục thực hiện thanh toán các nghĩa vụ nợ đã bị trì hoãn sau khi đại dịch xảy ra.

Theo đó, Ngân hàng Thế giới cảnh báo rằng, khoảng 60% tổng số các quốc gia có thu nhập thấp cần phải cơ cấu lại các khoản nợ hoặc có thể đứng trước rủi ro bắt buộc phải tái cơ cấu.

Theo dữ liệu từ Viện Tài chính Quốc tế, Chính phủ và các công ty ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình đã phải phát hành trái phiếu trị giá khoảng 300 tỷ USD mỗi năm vào năm 2020 và 2021, cao hơn 33% so với mức trước đại dịch.

Trong khi đó, sự gia tăng các khoản thanh toán nợ diễn ra bất chấp một sáng kiến ​​toàn cầu nhằm giảm bớt gánh nặng cho các quốc gia này trong đại dịch.

Sáng kiến ​​Đình chỉ Dịch vụ Nợ (DSSI) do G20 đưa ra vào tháng 4/2020 nhằm hoãn lại khoảng 20 tỷ USD mà 73 quốc gia có nghĩa vụ nợ với các bên cho vay song phương từ tháng 5 đến tháng 12/2020. Mặc dù DSSI đã được gia hạn đến cuối năm 2021, nhưng chỉ có 42 quốc gia đã nhận được khoản cứu trợ tổng cộng 12,7 tỷ USD.

Các quốc gia này phải tiếp tục trả nợ trong năm nay và bắt đầu trả các khoản nợ đã bị đình chỉ theo chương trình này, trong khi đó, chi phí đi vay đang tăng cao.

Trong hai năm đầu của đại dịch, việc các ngân hàng trung ương lớn cắt giảm lãi suất khiến cho các khoản vay của chính phủ tương đối rẻ. Nhưng khi các nhà đầu tư kỳ vọng các chính sách tiền tệ toàn cầu sẽ thắt chặt vào cuối năm nay, việc tái cấp vốn cho các khoản nợ hiện có ngày càng trở nên đắt đỏ hơn.

Nhiều quốc gia đang phát triển khác như Brazil và Nga đã tích cực tăng lãi suất trong vài tháng để chống lại sự gia tăng lạm phát. Nhưng ở nhiều nước, lãi suất vẫn thấp hơn tốc độ tăng giá, và dòng vốn xuyên biên giới đang chảy ra khỏi thị trường cổ phiếu và trái phiếu của các thị trường mới nổi.

Ayhan Kose, người đứng đầu bộ phận dự báo kinh tế của Ngân hàng Thế giới cho biết: “Tiếp cận thị trường là một điều tuyệt vời khi có tiền rẻ, nhưng có thể có quan điểm khác khi các điều kiện thắt chặt”.

Các nhà quản lý tài sản, nhà kinh tế và các nhà vận động nợ đều kêu gọi hành động mới để giảm gánh nặng nợ cho các nước nghèo.

“Núi nợ ngày càng chồng chất và tình hình tài chính của các nước đang phát triển sẽ tiếp tục gia tăng”, Rebeca Grynspan, Tổng thư ký của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển nhận định.

Gregory Smith, chiến lược gia thị trường mới nổi tại M&G Investments cho biết: “Tuy nhiên, một cuộc khủng hoảng nợ khác nổ ra sẽ có tác động rất mạnh đến các quốc gia có mức nợ cao. Chúng tôi có một hoặc hai năm để thiết kế ra cái gì đó để hỗ trợ các quốc gia đang rơi vào khủng hoảng hệ thống”.

Các nước G20 sẽ có một sáng kiến mới để giúp các nước nghèo giải toả gánh nặng nợ nần sau khi sáng kiến DSSI hết hạn. Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng việc tham gia các sáng kiến này đồng nghĩa các nước nghèo phải từ bỏ quyền tiếp cận thị trường vốn. Đến nay, mới chỉ có Chad, Ethiopia và Zambia đàm phán để tham gia, nhưng chưa đạt bước tiến nào.

Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng, điều này có nguy cơ cắt đứt khả năng tiếp cận thị trường vốn của các quốc gia.

Sri Lanka cần 100 tỷ USD để đạt phát thải ròng bằng '0'

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gặp Tổng thống Sri Lanka

Một quốc gia bất ngờ tạm đóng cửa tất cả ngân hàng trong nước

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/nui-no-de-kinh-te-cac-quoc-gia-ngheo-nhat-the-gioi-121748.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
"Núi nợ" đè kinh tế các quốc gia nghèo nhất thế giới
POWERED BY ONECMS & INTECH