Phát hiện ngôi đền 2.000 năm tuổi dưới đáy biển, nhiều hiện vật đặc biệt quý hiếm được tìm thấy
Các nhà khảo cổ học phát hiện ngôi đền 2.000 năm tuổi nằm dưới nước gần Pozzuoli, một thị trấn ở Campi Flegrei, cách Naples khoảng 16km về phía Đông, nơi từng là thành phố Puteoli sầm uất của thời La Mã.
Một khám phá khảo cổ đầy bất ngờ gần bờ biển Ý đã hé lộ những dấu tích cổ xưa của Vương quốc Nabataea, vương quốc huyền bí và xa hoa của người Ả Rập, nổi tiếng với thủ đô Petra - kỳ quan của thế giới hiện đại.
Các nhà khảo cổ học phát hiện ngôi đền 2.000 năm tuổi nằm dưới nước gần Pozzuoli, một thị trấn ở Campi Flegrei, cách Naples khoảng 16km về phía Đông, nơi từng là thành phố Puteoli sầm uất của thời La Mã.
Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Antiquity, những hiện vật được trục vớt gần Pozzuoli bao gồm hai bàn thờ bằng đá cẩm thạch trắng, các phiến đá khắc chữ Latinh cùng nhiều mảnh vỡ gốm và bê tông, có thể là tàn tích của một ngôi đền đã bị phá hủy.
Một trong những dấu ấn quan trọng trên các phiến đá là dòng chữ "Dusari sacrum", có nghĩa là “dành riêng cho Dushara” - vị thần chính trong tôn giáo Nabataean. Điều này cho thấy ngôi đền là công trình do người Nabataea xây dựng để thờ phụng vị thần của họ, nhưng lại mang kiến trúc La Mã, chứng minh sự giao thoa văn hóa giữa Nabataea và La Mã cổ đại.
Vương quốc Nabataea từng trải dài từ phía Bắc Ả Rập đến phía Đông Địa Trung Hải, nổi tiếng với nền văn minh xa hoa và mạng lưới thương mại rộng lớn. Từ thế kỷ IV đến thế kỷ II trước Công nguyên, người Nabataea kiểm soát các tuyến thương mại trọng yếu, giao dịch các mặt hàng xa xỉ như hương liệu, ngà voi, vàng và nước hoa. Sự giàu có tích lũy của họ biểu hiện rõ rệt qua các công trình kiến trúc hoành tráng tại thành phố Petra.
Khu nhà kho cổ đại chìm dưới nước dọc bờ biển Pozzuoli. (Ảnh: M. Stefanile)
Sau khi bị La Mã sáp nhập vào năm 106 sau Công nguyên, Nabataea dần mất quyền kiểm soát tuyến buôn bán và chứng kiến nhiều biến động. Những người Nabataea dần rời khỏi Puteoli, và ngôi đền cùng các hiện vật của họ có thể đã bị bỏ hoang và chôn vùi dưới lớp đất đá. Hoạt động núi lửa kéo dài qua nhiều thế kỷ cũng làm biến đổi địa hình, nhấn chìm khu vực cảng cổ, nơi giờ đây trở thành một kho báu khảo cổ dưới lòng biển.
Phát hiện mới này là là minh chứng sống về một nền văn minh từng phát triển thịnh vượng bên ngoài ranh giới của vùng đất Ả Rập, để lại những di sản kỳ diệu dưới lòng đại dương chờ đợi sự khám phá của nhân loại.
Theo Live Science
Phát hiện ‘kho báu’ cổ 1.600 năm tuổi khi đi cắm trại, ước tính trị giá gần 1,3 tỷ đồng
Cậu bé 8 tuổi tình cờ tìm thấy ‘kho báu’ cổ hơn 1.800 năm tuổi khi đang nghịch cát