Hầu hết mọi người đều nghe nói và biết đến Vạn Lý Trường Thành nổi tiếng của Trung Quốc, nhưng Ấn Độ cũng sở hữu cho mình một công trình kiến trúc cổ đại tương tự mang tên Kumbhalgar.
Nằm cách mực nước biển khoảng 1.098m, "Vạn Lý Trường Thành" của Ấn Độ là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận vào năm 2013.
Nằm ở miền Tây Rajasthan của Ấn Độ, di sản này bao gồm một pháo đài hùng vĩ và những công trình lịch sử nổi tiếng như cung điện, khu bảo tồn động vật hoang dã, các ngôi đền cổ từ ngàn đời.
Một trong những điểm nổi bật của “Vạn Lý Trường Thành” phiên bản Ấn Độ chính là pháo đài Kumbhalgarh nằm trên 13 đỉnh đồi của dãy núi Aravalli.
Kumbhalgarh là một di sản văn hóa độc đáo của Ấn Độ, với kiến trúc tuyệt đẹp và quy mô ấn tượng. Ảnh: Klook |
Pháo đài bao gồm 7 cổng lớn, giếng nước, gần 360 ngôi đền thờ cổ của đạo Hindu và đạo Jain từ các giai đoạn lịch sử khác nhau.
Kèm theo đó là khoảng 700 hầm pháo, tháp đồng hồ khổng lồ và cả những bức tường thành rộng đến 15m được ốp bằng hàng nghìn viên gạch đá và trang trí hoa văn dọc theo phía trên.
>> Pháo đài 500 năm tuổi ‘bất khả xâm phạm’, bất tử suốt trăm năm giữa biển khơi
Mất gần 1 thể kỷ để hoàn thành, bức tường kéo dài hơn 36km xung quanh chu vi của pháo đài, khiến nó trở thành bức tường thành dài thứ 2 trên thế giới chỉ sau Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc.
Cũng chính vì vậy, Kumbhalgarh còn được nhiều người biết đến với cái tên “Vạn Lý Trường Thành" của Ấn Độ.
Bức tường bao quanh pháo đài Kumbhalgarh được xây dựng để bảo vệ nó khỏi sự xâm lược. Ảnh: Times of India |
Với vị trí chiến lược nằm trên đỉnh một sườn núi cao được che phủ bởi các đỉnh núi xung quanh, Kumbhalgarh có thể xem là một trong những pháo đài quan trọng nhất và có lẽ là bất khả xâm phạm duy nhất của khu vực.
Pháo đài do Rana Kumbha, người cai trị vương quốc Mewar giữa năm 1433 và 1468 sau Công nguyên, cho xây dựng vào thế kỷ 15 và mở rộng qua thế kỷ 19. Tuy nhiên, đây mới chỉ là 1 trong 32 pháo đài đã được Rana Kumbha xây dựng trong thời kỳ ông cai trị.
Đây là một minh chứng rõ ràng về kiến trúc rực rỡ của thời đại Rajput khi nó vẫn còn nguyên vẹn và ở tình trạng tốt dù đã có tuổi đời hơn 700 năm.
Kumbhalgarh bao bọc một khu vực rộng lớn với nhiều công trình quân sự, văn hóa, tín ngưỡng và dân sinh quan trọng. Ảnh: Times of India |
Đứng trên tường thành, du khách có thể dễ dàng bao quát cả một khoảng không gian rộng lớn trải dài hàng chục cây số, bao gồm toàn bộ khu vực nội thành, vùng Aravalli láng giềng hay thậm chí là cả sa mạc Thar gần đó.
Ngày nay Kumbhalgarh trở thành một trong những di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia của Ấn Độ. Cư dân sinh sống trong khu vực tường thành chỉ còn khoảng 300 người.
Họ chủ yếu là những nông dân sinh sống tập trung gần các cổng chính của tường thành và khu vực đền Golera.
Được nhiều người dân Ấn Độ rất vô cùng tự hào và tôn sùng, xong Kumbhalgarh vẫn là một ẩn số chưa được nhiều du khách nước ngoài biết đến.
>> Phát hiện những khoảng trống bí ẩn ở Vạn Lý Trường Thành, lý do được xây dựng vẫn chưa ai biết