Phó Thủ tướng: Chuẩn bị xử lý tiếp hai ngân hàng 0 đồng
Trước đó, NHNN đã chuyển giao thành công 2 ngân hàng bắt buộc mua lại 0 đồng cho Vietcombank và MB.
Chiều 11/11, tham gia trả lời chất vấn cùng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đánh giá chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa vừa qua đã được điều hành hiệu quả, hợp lý.
Trong đó, chính sách tiền tệ đã kiểm soát được tỷ giá ngoại tệ, xử lý được hai ngân hàng 0 đồng và chuẩn bị xử lý tiếp hai ngân hàng 0 đồng, ổn định hệ thống.
Nhờ đó, năm nay GDP đạt gần 7%, CPI đạt khoảng 3,88%, nợ công 37%. Ngoài ra, thu ngân sách đến ngày 11/11 đạt 99,4% so với dự toán và đạt 17,78% so với Như vậy, thu ngân sách tăng 255.216 tỷ đồng so với năm trước.
“Chúng tôi dự kiến năm nay vượt thu ngân sách tối thiểu 300.000 tỷ đồng so với năm ngoái, tạo nguồn lực bổ sung cho nền kinh tế, đầu tư vào xây dựng các hạ tầng cơ sở như đường cao tốc và các hạ tầng khác”, Phó Thủ tướng cho biết.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn. Ảnh: Quốc hội |
Thời gian qua, hệ thống ngân hàng có 3 nhà băng được đưa vào diện bắt buộc mua lại 0 đồng, gồm Ngân hàng Xây dựng (CBBank), Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) và Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GPBank). Một ngân hàng thuộc diện kiểm soát đặc biệt là Ngân hàng Đông Á (DongABank).
Ngày 17/10, NHNN đã tổ chức lễ công bố Quyết định chuyển giao bắt buộc CBBank cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - Mã: VCB) và OceanBank cho Ngân hàng TMCP Quân đội (MB - Mã: MBB).
Sau khi được chuyển giao bắt buộc, CBBank và OceanBank sẽ là các ngân hàng thương mại TNHH một thành viên do Vietcombank và MB sở hữu 100% vốn điều lệ. Bên cạnh đó, 2 ngân hàng khác là GPBank và DongA Bank dự kiến sẽ tiếp tục hoàn thiện phương án và chuyển giao trong tương lai.
Ngoài 4 ngân hàng này, cuối tháng 10/2022, Ngân hàng Sài Gòn (SCB) cũng bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc phân tích lý do người dân có tâm lý 'vàng là nơi trú ẩn của tiền nhàn rỗi'