Chính phủ Trung Quốc đã xác định đây là vụ tai nạn an toàn sản xuất đặc biệt nghiêm trọng, gây tổn hại lớn về người và của.
Vào năm 2015, tại Thâm Quyến, Trung Quốc đã xảy ra một thảm họa lở đất kinh hoàng, thiệt hại nghiêm trọng về người và của.
Vụ tai nạn lúc lúc 11h40 sáng ngày 20/12/2015 tại Khu công nghiệp Hengtaiyu, một bãi thu gom rác, là một vụ lở đất quy mô lớn. Bùn và mảnh vụn sau thảm họa bao phủ diện tích lên đến 380.000m2, dày từ vài mét đến hơn 10m.
Vụ tai nạn khiến 33 tòa nhà bị sập và hư hỏng, khiến 73 người thiệt mạng, 4 người mất tích và 17 người bị thương (3 người bị thương nặng và 14 người bị thương nhẹ), hơn 900 người đã phải sơ tán và thiệt hại trực tiếp về kinh tế hơn 880 triệu NDT (hơn 3.000 tỷ đồng).
Ngay sau đó, Tổng Bí thư khi ấy là Tập Cận Bình đã ban hành các chỉ thị quan trọng, cử một tổ công tác đến để hỗ trợ, chỉ đạo cứu trợ thiên tai, xác minh tình hình tại hiện trường. Hơn 2.000 nhân lực được huy động từ các sở cảnh sát vũ trang, y tế, cấp cứu, cứu hỏa, giám sát an toàn, xây dựng nhà ở và quy hoạch đất đai,...để thực hiện các hoạt động cứu hộ, yêu cầu đặt tính mạng người dân lên hàng đầu, giảm thiểu thương vong, đồng thời bảo vệ chính mình.
Sau đó, nhóm điều tra đã xác định rằng vụ tai nạn là do trượt xỉ tại khu vực tiếp nhận, không phải do lở đất mà là thiên tai địa chất, sự cố an toàn sản xuất. Đội điều tra đã chỉ ra nguyên nhân trực tiếp của vụ tai nạn là do Công ty Lvwei Thâm Quyến, chủ thầu khu công nghiệp, đã xây dựng hệ thống thoát nước không hiệu quả, nước tích tụ quá nhiều khiến bãi chôn lấp bão hòa nước và tạo thành một khu vực địa chất yếu. Tải trọng bãi chôn lấp quá tải khiến cho lớp bùn trở nên không ổn định và trượt ra ngoài tạo một lực tác động rất lớn gây ra thảm họa. Ngoài ra, cuộc điều tra xác định rằng các ủy ban và chính quyền thành phố Thâm Quyến và quận Quảng Minh đã không thực hiện đúng chính sách, luật lệ và quy định sản xuất an toàn có liên quan, dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.
Đội điều tra đưa ra kiến nghị xử lý đối với 110 người có trách nhiệm. Trong đó, 53 người đã bị cơ quan tư pháp áp dụng biện pháp cưỡng chế hình sự và 57 người là cán bộ trong chính quyền thành phố Thâm Quyến.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon khi ấy đã đưa ra tuyên bố thông qua người phát ngôn của mình vào ngày 22/12, bày tỏ quan ngại về vụ tai nạn và gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình các nạn nhân.