Quần đảo nhân tạo lớn nhất thế giới không bê tông cốt thép, lượng đá và cát xây dựng có thể tạo thành bức tường 2m bao quanh trái đất 3 lần
Hiện vẫn chưa có nơi nào “qua mặt” được quần đảo này về độ hoành tráng và những kỷ lục mà nó xác lập.
Dù là một quốc gia giàu có từ dầu mỏ nhưng Dubai nhận thức rõ sự phát triển không bền vững nếu dựa hoàn toàn vào nguồn tài nguyên này. Trong bối cảnh quốc gia này chỉ có 60km đường bờ biển thì “quần đảo biểu tượng” Palm Jumeirah ra đời.
Quần đảo cây cọ khổng lồ Palm Jumeirah trải dài 5,72km ngoài khơi vùng vịnh Ả Rập. Dự án trị giá 12 tỷ USD bắt đầu vào năm 2001 và chỉ 6 năm sau, những cư dân thượng lưu đầu tiên đã di chuyển vào sinh sống trên đảo.
Quần đảo Palm Jumeirah ở ngoài khơi Dubai. Ảnh: Andrew Ring |
Đảo nhân tạo là dự án táo bạo nhất được thực hiện ở Dubai và lớn nhất thế giới khi có thể quan sát được từ không gian vũ trụ. Hòn đảo có hình dáng giống cây cọ với thân cây dài, 16 nhánh lá và một vòng cung lớn bao quanh. Để ra đảo, chủ đầu tư xây một đường hầm dưới biển 6 làn xe nối với đất liền.
Thay vì dùng vật liệu xây dựng như bê tông và thép như ở phần còn lại của thành phố, dự án tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hơn 7 triệu tấn đá được đào từ dãy núi Hajar và khoảng 120 triệu m3 cát lấy từ đáy vịnh Ba Tư. Lượng đá và cát được sử dụng để xây dựng Palm Jumeirah có thể tạo thành một bức tường 2m vòng quanh trái đất 3 lần.
Dubai đang lấn sân sang du lịch từ những kỳ quan nhân tạo. Ảnh internet |
Để đối phó với tình trạng cát hoá lỏng khi xảy ra thiên tai, động đất… các kỹ sư đã dùng kỹ thuật đầm rung sâu để ổn định vật liệu và ngăn nó chảy theo nước. Sau đó, họ xây đê chắn sóng dài 11km để ngăn sóng biển xói mòn cát. Các tảng đá nặng hơn 1 tấn được đặt lên nền cát, trên cùng là 2 lớp đá tảng. Phía dưới đáy đê là lớp cát được phủ vải địa kỹ thuật chống xói mòn. Đê chắn sóng với lối đi bộ rộng 6m trải dài theo chiều dài hình lưỡi liềm cũng là địa điểm tuyệt vời để tản bộ thư thái ngắm hoàng hôn.
Được mệnh danh là kỳ quan thứ 8 của thế giới, Palm Jumeirah mang đến một lối sống tuyệt vời, không gì khác ngoài những điều tốt nhất. Đảo cọ Palm Jumeirah là nơi có khoảng 1.500 biệt thự bên bờ biển, với hơn 6.000 căn hộ ở các nhánh cọ, cùng với bến du thuyền, các công viên nước, nhà hàng, trung tâm mua sắm, khu thể thao và các dịch vụ spa, chăm sóc sức khỏe… đóng góp tích cực cho ngành du lịch Dubai.
Bất động sản hạng sang tại đảo Palm Jumeirah thu hút giới thượng lưu trên thế giới. Ảnh: IndiTimes |
Hơn 20 năm sau khi khánh thành vẫn chưa có nơi nào qua được quần đảo nhân tạo khổng lồ này. Trên quần đảo nhân tạo, nhiều công trình được xác lập kỷ lục thế giới. Đơn cử như "ngọn tháp của Ả Rập" Burj Al Arab cao 321m, được xem là “khách sạn 7 sao đầu tiên” trên thế giới. Burj Al Arab có bãi biển riêng cho khách, sân đỗ trực thăng có thể chuyển đổi thành sân tennis hoặc sân tập golf cho các sự kiện đặc biệt và sân hiên ngoài trời nhô ra biển.
Burj Al Arab được xem là “khách sạn 7 sao đầu tiên” trên thế giới. Ảnh internet |
Nhà chức trách cũng lên kế hoạch mở một trong những bể bơi vô cực cao nhất thế giới tại đây cuối năm nay.
Tính đến năm 2023, các lĩnh vực phi dầu mỏ đóng góp hơn 70% GDP của UAE, cho thấy sự thay đổi mang tính bền vững của nền kinh tế nước này. Riêng ở Dubai, dầu mỏ chỉ chiếm chưa đến 1% GDP, trong khi du lịch chiếm tới 20% GDP của nước này. Đảo cọ nhân tạo đã mang lại lợi nhuận cực lớn cho Dubai.
Quốc gia Đông Nam Á được đại gia Dubai 'chọn mặt gửi vàng' xây trung tâm dữ liệu tỷ đô
Cô gái Sài Gòn sống ở Dubai: Ra đường là thấy siêu xe, tình người ấm áp