Rầm rộ IPO, chứng khoán Mỹ kỳ vọng tháng 9 đạt đỉnh
Những bước “khởi đầu xanh” của thị trường IPO tại Mỹ giúp mở ra nhiều thương vụ huy động vốn lớn vào năm 2024.
Các chủ ngân hàng và nhà đầu tiên cho biết tâm lý lạc quan rằng một loạt đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng vào tháng 9 sẽ kết thúc một năm thị trường chứng khoán ảm đạm và chuẩn bị tăng tốc vào năm 2024.
Sự đồng thuận diễn ra sau một loạt giao dịch trên các sàn chứng khoán Mỹ coi tháng 9 này là tháng huy động vốn IPO lớn nhất kể từ tháng 1/2022, theo dữ liệu Bloomberg tổng hợp.
Có thể thấy mặc dù hai “bom tấn” IPO 2023 là Arm Holdings và Instacart đều vấp ngã sau khi ra mắt, nhưng sự ổn định gần đây của họ đã mang lại niềm tin không hề nhỏ đối với các công ty trong nước và trên toàn thế giới. Đặc biệt đối với những công ty đang chờ đợi cơ hội để niêm yết IPO.
Dữ liệu từ Bloomberg cho thấy các công ty niêm yết trên các sàn giao dịch Mỹ đã huy động được khoảng 7,2 tỷ USD trong tháng 9, chiếm 56% số tiền mặt huy động được trong các đợt IPO được định giá trong tháng này.
Các công ty niêm yết trên các sàn giao dịch Mỹ đã huy động được khoảng 7,2 tỷ USD trong tháng 9. Nguồn: Bloomberg |
Giám đốc điều hành Rainmaker Securities, Greg Martin cho biết: “Nếu môi trường lãi suất ổn định vẫn tiếp tục thì năm 2023 sẽ mang đến sự hình thành một thị trường IPO vững chắc và năm 2024 có thể mở ra nhiều thương vụ huy động vốn lớn”.
Sàn chứng khoán Mỹ mở cửa trở lại
Danh sách công ty niêm yết tại Mỹ đang tiến triển tốt trong những tháng cuối năm. Số tiền 21,4 tỷ đô la huy động được trong năm 2023 tính đến ngày 26/9 chỉ thấp hơn một chút so với mức thấy được trong cùng kỳ năm ngoái và ngày càng nhiều công ty có kế hoạch thử nghiệm lĩnh vực này.
Điều này hoàn toàn trái ngược với bối cảnh đầu năm nay khi mức độ biến động vẫn ở mức thấp, các nhà đầu tư cảm thấy thoải mái hơn khi chiến dịch tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang sắp kết thúc.
Chỉ số VIX (CBOE – Cboe Volatility Index) nhìn chung đã được giữ được dưới mức 20 kể từ cuối tháng 3. Mức quan trọng đối với các chủ ngân hàng đang tìm kiếm một thị trường chứng khoán ít biến động hơn để định giá các đợt chào bán cổ phiếu. Bên cạnh đó, chỉ số S&P 500 chuẩn cũng tăng 11% trong năm nay.
Stellar Tucker tại Truist Securities cho biết: “Hàng loạt công ty niêm yết vào năm 2024 sẽ “kích hoạt” thị trường IPO tại Mỹ, chúng tôi đang chứng kiến rất nhiều công ty chuẩn bị tiến hành và theo dõi các điều kiện thị trường”. “Tôi cảm thấy như chúng ta đang đi đến bước ngoặt và tôi rất mong chờ 12 đến 18 tháng tới.”
Một số ứng cử viên IPO có thể quyết định tiếp tục ngay cả khi điều kiện không hoàn hảo. Theo John Collmer, người đứng đầu thị trường vốn tư nhân toàn cầu của Citigroup cho biết, thời gian kể từ lần huy động vốn cuối cùng của các công ty tư nhân trung bình là khoảng 18 tháng.
Collmer khẳng định: “Nhiều công ty đang bắt đầu đạt đến điểm then chốt mà họ cần huy động vốn, trên thị trường đại chúng hoặc tư nhân”.
Sự tiếp nối trong những ngày đầu mở bán và thời gian sau đó được đánh giá không đồng đều. Chỉ 4 trong số 16 công ty huy động được hơn 300 triệu USD trong năm nay trên các sàn giao dịch ở Mỹ và họ đang giao dịch thấp hơn giá IPO đề ra ban đầu. Tuy nhiên, đợt chào bán của Arm và Instacart ban đầu gây thất vọng, nhưng vẫn mang lại phần lớn lợi nhuận ban đầu.
Matthew Wolfe tại công ty Piper Sandler Cos, cho biết: “Kết quả giao dịch của những đợt IPO này không được như mong đợi, nhưng nó không liên quan gì đến chất lượng của danh sách đặt hàng và nhu cầu niêm yết”.
Thị trường châu Âu nóng lên nhưng vẫn chậm
Theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp, chỉ với 16,3 tỷ USD huy động được ở châu Âu, Trung Đông và châu Phi trong năm nay, đây có thể coi là đợt IPO tồi tệ nhất kể từ năm 2012.
Tuy nhiên, hoạt động giao dịch trên toàn khu vực đang có dấu hiệu hồi sinh. Cụ thể, việc Tập đoàn Schott AG của Đức đang tìm cách huy động tới 813 triệu euro (859 triệu USD) từ đợt IPO cho bộ phận thủy tinh y tế đặc biệt của họ, Schott Pharma AG. Đồng thời, công ty CVC Capital Partners cũng đang chuẩn bị cho một đợt niêm yết tiềm năng dự kiến vào tháng 11. Đây có thể là một trong những đợt niêm yết lớn nhất từ trước đến nay của ngành mua lại (Buyout) ở châu Âu.
Thomas Feuerstein, Đồng giám đốc thị trường vốn cổ phần của Pháp, Bỉ và Luxembourg tại Societe Generale SA cho biết: “Có thể coi Arm là một thử nghiệm quan trọng và ở châu Âu, một số giao dịch đang diễn ra suôn sẻ”.
Feuerstein nói thêm: “Tôi sẽ không nói rằng có một kế hoạch cho các đợt IPO đang chờ diễn ra nhưng rất nhiều công ty hiện đã sẵn sàng nhấn nút và tiếp tục nếu môi trường thuận lợi”.
Được biết, Công ty Lumi Rental của Ả Rập Saudi đã tăng tới 30% trong lần ra mắt giao dịch ngày 25/9 sau đợt IPO trị giá 1,09 tỷ riyal (291 triệu USD), trong khi công ty dịch vụ mỏ dầu ADES Holding định giá IPO ở mức cao nhất trị giá 1,2 tỷ USD.
Thị trường châu Á hướng tới năm 2024
Các chủ ngân hàng tại Châu Á - Thái Bình Dương ít nhiều đã chịu ảnh hưởng trước tình trạng khối lượng IPO hàng năm giảm xuống mức thấp nhất trong một thập kỷ, do căng thẳng địa chính trị và nền kinh tế chậm lại khiến cổ phiếu Trung Quốc lao dốc.
Ngay cả một vài công ty niêm yết thành công cũng sẽ giúp vực dậy tinh thần cho năm 2024. Theo đó, bảy công ty dự kiến sẽ bắt đầu giao dịch tại Hồng Kông vào cuối tháng 9, tất cả đều huy động được dưới 200 triệu USD mỗi công ty.
Ethan Aw, nhà phân tích tại Aequitas Research nhận định: “Có vẻ như ngoài các công ty AI sắp tung ra thị trường, các công ty từ các lĩnh vực khác vẫn đang cố gắng vượt qua bối cảnh hiện tại, ngay cả với số lượng cổ phiếu nhỏ hơn”.
Niềm hy vọng cho các thương vụ lớn hơn có thể là các công ty chuyển phát như SF Holding có thể huy động được 2 đến 3 tỷ USD khi niêm yết ở Hồng Kông. Bên cạnh đó, công ty J&T Global Express cũng đang xin phê duyệt ngay trong tuần tới cho đợt IPO tại Hồng Kông huy động được khoảng 500 triệu USD.
Khu vực châu Âu - Trung Đông - châu Phi và khu vực châu Á - Thái Bình Dương đặt ra mức IPO nhất nhất kể từ trước Covid-19. Nguồn: Bloomberg |
Vinpearl hoàn tất đăng ký công ty đại chúng
Nữ tỷ phú thế giới chỉ đi làm thuê, 25 tuổi tốt nghiệp tiến sĩ đại học danh giá