Bất động sản

Sa lầy trong thua lỗ, Tiến Phước bị 'ăn mòn' vốn chủ sở hữu

Thanh Sơn 10/09/2024 20:09

Vốn chủ sở hữu của Tập đoàn Tiến Phước tính đến ngày 30/6/2024 ở mức 2.075 tỷ đồng, giảm 182 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước sau khi liên tiếp thua lỗ.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) mới đây đã công bố báo cáo định kỳ về tình hình tài chính của CTCP Tập đoàn Tiến Phước.

Trong nửa đầu năm 2024, báo cáo cho thấy doanh nghiệp này lỗ ròng hơn 181,6 tỷ đồng; trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ 106,5 tỷ đồng.

Tiến Phước là một trong những doanh nghiệp BĐS ra đời sớm nhất tại TP. HCM. Ảnh: Internet

Tiến Phước là một trong những doanh nghiệp BĐS ra đời sớm nhất tại TP. HCM. Ảnh: Internet

Liên tiếp rơi vào tình trạng thua lỗ khiến vốn chủ sở hữu của Tập đoàn Tiến Phước tính đến ngày 30/6/2024 ở mức 2.075 tỷ đồng, giảm 182 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.

>> Quy định đánh số nhà sẽ thay đổi ra sao từ ngày 15/10?

Trong đó, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu cải thiện từ 4,13 lần về 4,1 lần; tương ứng nợ phải trả tính đến ngày 30/6/2024 là hơn 8.507 tỷ đồng; trong khi đó dư nợ trái phiếu hiện ở mức hơn 290 tỷ đồng.

Theo dữ liệu từ HNX, Tập đoàn Tiến Phước hiện đang lưu hành 2 lô trái phiếu có mã GTPCH2123001 và GTPCH2123002.

Lô trái phiếu GTPCH2123001 được phát hành vào ngày 25/3/2021 với giá trị mệnh giá phát hành đạt 300 tỷ đồng, lãi suất ban đầu là 9,5%/năm.

Trái phiếu mã GTPCH2123002 được phát hành vào ngày 6/4/2021 với giá trị theo mệnh giá phát hành đạt 200 tỷ đồng, lãi suất ban đầu là 9,5%/năm.

Hai lô trái phiếu này được phát hành để tăng phần vốn góp của Tiến Phước tại Công ty TNHH SGS nhằm thực hiện đầu tư/hợp tác đầu tư dự án Châu Kha Parkways, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Phối cảnh Dự án Empire City tỷ đô tại Khu đô thị Thủ Thiêm. Ảnh: Internet

Phối cảnh Dự án Empire City tỷ đô tại Khu đô thị Thủ Thiêm. Ảnh: Internet

Tài sản đảm bảo của 2 lô trái phiếu này là 20 triệu cổ phiếu CTCP BĐS Tiến Phước; quyền sử dụng đất tại Biệt thự 61H thuộc sở hữu của bên liên quan; nhưng tài sản và biện pháp đảm bảo khác thuộc quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp của tổ chức phát hành hoặc bên thứ 3 theo thỏa thuận giữa các bên liên quan được bổ sung, thay thế tại từng thời điểm nhằm đảm bảo cho các nghĩa vụ được bảo đảm của trái phiếu.

Ngày 17/3/2023, Tập đoàn Tiến Phước đã gia hạn thời gian đáo hạn của 2 lô trái phiếu thêm 2 năm, dự kiến đáo hạn vào năm 2025.

Ngày 9/6/2023, doanh nghiệp đã tiến hành mua lại trước hạn gần 205 tỷ đồng 2 lô trái phiếu GTPCH2123001 và GTPCH2123002, đưa giá trị còn lưu hành về còn 295 tỷ đồng.

Tập đoàn Tiến Phước được biết đến là một trong những doanh nghiệp địa ốc có tiếng tại TP. HCM.

Tiến Phước có tiền thân là Công ty Nông sản Tinh dầu Tiến Phước, được thành lập vào tháng 10/1992.

Năm 2003, doanh nghiệp này đổi tên thành Công ty TNHH Tiến Phước; đến tháng 4/2015, chuyển đổi mô hình hoạt động thành CTCP.

Có thể kể đến một vài dự án làm nên tên tuổi của Tiến Phước như: Khách sạn Le Meridien tại 3C Tôn Đức Thắng (Quận 1), Khu dân cư Senturia Nam Sài Gòn 19,8ha (huyện Bình Chánh), Khu dân cư Senturia Vườn Lài 9,8ha (Quận 12), Dự án Empire City tỷ đô tại Khu đô thị Thủ Thiêm…

>> Agribank tiếp tục 'đại hạ giá' 2 căn biệt thự ở KĐT Ciputra Hà Nội

Sốc: Một số căn nhà trong hẻm với diện tích 60-80m2 tại TP. HCM có giá lên tới 17 tỷ đồng/căn

Một ‘ông lớn’ bất động sản nghỉ dưỡng báo lãi nửa đầu năm 2024 cao gấp 7 lần cùng kỳ

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/sa-lay-trong-thua-lo-tien-phuoc-lo-an-mon-von-chu-so-huu-d132724.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
abc
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Sa lầy trong thua lỗ, Tiến Phước bị 'ăn mòn' vốn chủ sở hữu
POWERED BY ONECMS & INTECH