Điểm đến

Sân bay duy nhất ở Tây Bắc Việt Nam “lột xác” nhờ dự án hơn 1.400 tỷ đồng, chuẩn bị được đón “đại bàng cỡ lớn”

Hoàng Giang 20/11/2023 - 09:53

Sân bay duy nhất ở Tây Bắc chuẩn bị được đưa vào sử dụng trở lại sau thời gian nâng cấp.

Sân bay miền núi Tây Bắc hẻo lánh, từng chỉ đón những máy bay nhỏ

Sân bay Điện Biên tọa lạc ở phường Thanh Trường, TP Điện Biên Phủ. Ban đầu, sân bay Điện BIên được khôi phục từ sân bay Mường Thanh - một công trình được xây dựng bởi người Pháp từ năm 1939.

Ở giai đoạn ban đầu, sân bay chỉ có một đường cất hạ cánh có kích thước 1.200 x 25m, được làm bằng mặt đất cấp phối sỏi sạn, đủ để chịu tải trọng của các loại máy bay chiến đấu và vận tải nhẹ như Morane, Potez. Các công trình phụ trợ ban đầu của sân bay hầu như chỉ bao gồm đường cất hạ cánh, một sân đỗ máy bay nhỏ và các mương thoát nước.

Vào năm 1984, nhân kỷ niệm 30 năm chiến thắng tại Điện Biên Phủ, tuyến đường bay Hà Nội - Điện Biên đã được mở rộng sử dụng máy bay AN24 và AK40. Tuy nhiên, do các vấn đề kỹ thuật, sau chỉ 10 tháng hoạt động, đường bay đã phải tạm dừng để tiến hành sửa chữa đường cất hạ cánh. Sau công tác sửa chữa, sân bay đã tiếp tục hoạt động với máy bay loại ATR72.

Từ năm 1990 đến năm 2004, sân bay Điện Biên đã trải qua quá trình đầu tư hàng chục tỷ đồng để xây dựng mới và cải thiện nhiều công trình như đường lăn, sân đỗ máy bay, nhà ga hành khách, sân đỗ ô tô và các công trình quản lý bay, tháp chỉ huy.

Đến năm 2021, sân bay Điện Biên vẫn duy trì quy mô nhỏ với một đường băng có chiều dài 1.830m và rộng 30m, hệ thống trang thiết bị đơn giản, sân đỗ tàu bay với 3 vị trí đỗ, cùng với nhà ga hành khách có công suất phục vụ 300.000 khách mỗi năm.

Vì hạn chế về tĩnh không hai đầu đường cất, hạ cánh, Cảng hàng không Điện Biên chỉ có thể khai thác tàu bay loại nhỏ trong khoảng thời gian ban ngày với điều kiện thời tiết thuận lợi.

Trước đó, sân bay này chỉ mở đường bay Hà Nội - Điện Biên. Tính đến năm 2021, nhờ sử dụng máy bay phản lực cỡ nhỏ Embraer 190, Bamboo Airways đã mở thêm đường bay từ TPHCM đến Điện Biên.

Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế của Điện Biên và khu vực Tây Bắc, vào ngày 27/3/2021, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho Dự án mở rộng sân bay Điện Biên.

Sân bay Điên Biên trước khi tạm dừng hoạt động để nâng cấp.

Sân bay Điên Biên trước khi tạm dừng hoạt động để nâng cấp.

Hiện nay, Điện Biên là tỉnh duy nhất trong 6 tỉnh biên giới Tây Bắc của Việt Nam có sân bay.

“Lột xác” sau hơn 2 năm mở rộng, nâng cấp

Vào ngày 27/10, Cục Hàng không Việt Nam đã ban hành văn bản về việc tái mở đường bay đến và từ sân bay Điện Biên. Theo thông báo này, theo Quyết định số 470/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc mở rộng sân bay Điện Biên, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) - đơn vị chủ đầu tư - đã triển khai và hoàn thành các hạng mục công trình trong dự án.

Phối cảnh Sân bay Điện Biên khi hoàn thiện (Ảnh: ACV)

Phối cảnh Sân bay Điện Biên khi hoàn thiện (Ảnh: ACV)

Dự kiến, dự án sẽ hoàn thành và được Bộ Giao thông vận tải chấp thuận để đưa vào hoạt động lại từ ngày 2/12. Điều này đồng nghĩa với việc, sau nhiều năm sân bay trơ trọi, lần đầu tiên sân bay Điện Biên sẽ đón đưa nhiều hãng hàng không khai thác đường bay.

Dự án mở rộng sân bay Điện Biên đã bắt đầu thi công từ tháng 1/2022 và chính thức đóng cửa sân bay để tiến hành sửa chữa từ tháng 4. Tổng mức đầu tư cho công trình này là 1.467,7 tỷ đồng do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam làm chủ đầu tư, chi phí giải phóng mặt bằng là 1.555 tỷ đồng, được tài trợ từ nguồn ngân sách của tỉnh Điện Biên.

Nội dung của dự án bao gồm việc mở rộng quy mô đường cất hạ cánh để đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật cho các loại máy bay hiện đại như A320, A321. Nhà ga hành khách của sân bay cũng được thiết kế với 2 tầng, nâng công suất từ 300.000 khách/năm lên 500.000 khách/năm.

Empty

Đường băng đã được kéo dài lên 2.400m, rộng 45m, lề vật liệu rộng 7,5m mỗi bên, dải hãm phanh 2 đầu dài 100m, rộng 60m và có sân quay đầu máy bay ở cả hai đầu. Ngoài ra, còn có cải tạo và xây dựng mới các công trình phụ trợ và khu vực dành cho hàng không dân dụng, đảm bảo khả năng phục vụ máy bay A320, A321 và các máy bay tương đương.

Phó cục trưởng Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ GTVT) Nguyễn Bách Tùng cho biết hai hãng hàng không Vietnam Airlines và Vietjet đã lên kế hoạch mở đường bay của mình tới Điện Biên. Cụ thể, Vietjet sẽ khai thác chặng bay TPHCM - Điện Biên từ ngày 2/12 với tần suất 3 chuyến mỗi tuần, thời gian bay dự kiến là 2 tiếng. Vietnam Airlines cũng sẽ khai thác chặng Hà Nội - Điện Biên với 7 chuyến mỗi tuần.

Sau quá trình nâng cấp và mở rộng, Cảng hàng không Điện Biên được kỳ vọng sẽ đóng góp vào việc thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp, đặc biệt là trong các lĩnh vực phát triển ngành du lịch, thương mại và dịch vụ. Dự án nâng cấp này cũng hứa hẹn phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của cộng đồng đồng bào các dân tộc, đặc biệt là khai thác giá trị lịch sử của quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ.

Khu di tích chiến trường Điện Biên Phủ.

Khu di tích chiến trường Điện Biên Phủ.

Thành phố duy nhất Việt Nam sở hữu tuyến cao tốc kết nối 3 sân bay quốc tế, thế mạnh lớn về du lịch, hút gần 2 triệu khách trong hơn 8 tháng

Tỉnh trồng nhiều lúa nhất Việt Nam có đường bờ biển dài 200km, giáp vịnh Thái Lan, sở hữu 2 sân bay lớn

Tỉnh duy nhất ở Việt Nam 3 mặt giáp biển sẽ ‘lên đời’ sân bay khai thác 1 chặng và đón tuyến cao tốc hơn 27.000 tỷ

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/san-bay-duy-nhat-o-tay-bac-viet-nam-lot-xac-nho-du-an-hon-1400-ty-dong-chuan-bi-duoc-don-dai-bang-co-lon-d111689.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Sân bay duy nhất ở Tây Bắc Việt Nam “lột xác” nhờ dự án hơn 1.400 tỷ đồng, chuẩn bị được đón “đại bàng cỡ lớn”
    POWERED BY ONECMS & INTECH