Sự sụp đổ của sàn giao dịch FTX đã khiến cho nhiều công ty tập trung vào tiền kỹ thuật số "mắc kẹt" lượng tiền lớn tại đây.
Sự sụp đổ của sàn giao dịch tiền kỹ thuật số FTX tiếp tục ảnh hưởng đến ngành tiền kỹ thuật số khi nhiều công ty tập trung vào tiền kỹ thuật số báo cáo số vốn đáng kể bị kẹt trong FTX.
Cụ thể, trong khoảng 11-14/11, 3 công ty đã công bố mất khoản tiền lớn và một trong số đó đã phải sa thải nhân viên để đối phó với khủng hoảng.
Ngày 11/11 vừa qua, quỹ đầu tư mạo hiểm Galois Capital công bố họ có “số vốn đáng kể” kẹt trong FTX, và ngày 12/11 Financial Times báo cáo rằng có thể 50 triệu USD tài sản của Galois đã bị kẹt trong sàn giao dịch này.
Bên cạnh đó, New Huo Technologies, chủ sở hữu nền tảng giao dịch tiền kỹ thuật số tại Hong Kong Hbit Limited cũng công bố ngày 14/11 họ đã không thể rút 18,1 triệu USD tiền kỹ thuật số trước khi FTX dừng rút tiền. 13,2 triệu USD trong số lỗ này là tiền kỹ thuật số thuộc sở hữu của người dùng Hbit.
Startup Web3 Nigeri Nestcoin cũng công bố không thể rút tiền từ FTX, và CEO công ty cũng công bố sẽ phải sa thải nhân viên để bù đắp chi phí hoạt động.
Sau thất bại trong nỗ lực gọi vốn, ngày 11/11, sàn giao dịch tiền số FTX chính thức thông báo họ đã nộp đơn xin phá sản lên Tòa án liên bang ở Delaware.
Hồ sơ bao gồm cả chi nhánh tại Mỹ FTX.US, công ty Alameda Research của ông Bankman-Fried và gần 130 công ty liên kết.
Trước đó, hàng loạt khách hàng đã đổ xô rút tài sản ra khỏi sàn tiền ảo này sau khi xuất hiện lo ngại về tình hình tài chính của FTX và mối liên hệ giữa FTX và Alameda – một công ty cũng do Bankman-Fried sáng lập.
Bạn gái cũ nhà sáng lập sàn tiền điện tử khổng lồ FTX phải ngồi tù 2 năm, nộp phạt... 11 tỷ USD
Sam Bankman-Fried bị kết án 25 năm tù vì gian lận tiền điện tử