'Sát vách' Việt Nam, một cây cầu gỗ trăm năm đang sừng sững giữa mưa gió mà không dùng bất cứ cây đinh nào

17-05-2024 18:17|Thanh Thanh

Cây cầu là điểm đến du lịch hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách tìm về mỗi năm.

Trung Quốc là đất nước luôn khiến thế giới phải ngỡ ngàng vì những công trình kiến trúc độc lạ. Một trong số đó không thể không nhắc đến “cầu Mưa Gió”, cây cầu được làm hoàn toàn bằng gỗ và không sử dụng bất kỳ cây đinh nào.

Cây cầu được làm hoàn toàn bằng gỗ và không sử dụng bất kỳ cây đinh nào (Ảnh: Internet)

Cây cầu được làm hoàn toàn bằng gỗ và không sử dụng bất kỳ cây đinh nào (Ảnh: Internet)

Cụ thể, cây cầu gỗ và đá này có lịch sử khoảng 100 năm của người Dong ở Trung Quốc. Dân tộc Dong là một trong 56 nhóm dân tộc thiểu số cư ngụ tại Trung Quốc. Cư dân Dong sống trong các ngôi làng nằm rải rác ở các tỉnh như Hồ Nam, Hồ Bắc, Quý Châu, Quảng Tây.

Sở dĩ được gọi là “cầu Mưa Gió” bởi lẽ trên những chiếc cầu này có các mái chòi, đó là nơi nghỉ ngơi tránh mưa tránh gió của người dân Dong. Ngoài tên gọi trên, những chiếc cầu này còn được gọi với cái tên khác là “cầu Hoa” do kiến trúc tinh xảo của chúng. Vào những ngày mưa gió, các mái chòi trên cầu trở thành nơi lý tưởng cho người dân gặp gỡ chuyện trò, nghỉ ngơi thư giãn, tán gẫu, trao đổi ý kiến và là nơi biểu diễn các trò văn nghệ giải trí.

Cây cầu trông giống như những mái nhà của một cung điện thu nhỏ (Ảnh: Internet)

Cây cầu trông giống như những mái nhà của một cung điện thu nhỏ (Ảnh: Internet)

Về kiến trúc, "cầu Mưa Gió" là sự kết hợp giữa cầu, tháp và chòi với vật liệu chính là gỗ. Trên bề mặt của cầu có các rào chắn và được bố trí các hàng ghế, tạo thành một khu vực nghỉ ngơi cho du khách qua đường, bên trong hành lang có mái che. Còn mái hiên của cầu lại có kiến trúc vuốt ngược lên với các hoa văn rồng phượng, trên các cột chống cũng được khắc các họa tiết đẹp mắt. Các thợ mộc đã sử dụng khớp rãnh của các cây gỗ và dùng các cột đá làm trụ để nâng toàn bộ cây cầu. Nhìn từ xa hầu như không ai biết được đây là một cây cầu vì nó trông giống như những mái nhà của một cung điện thu nhỏ.

Cây cầu cũng nơi gặp gỡ, giao lưu và hẹn hò của người dân nơi đây Nổi tiếng nhất của các cây cầu này phải kể đến cầu Chengyang ở quận Sanjiang thuộc tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Nó được xây dựng vào năm 1916 và là một trong những cây "cầu Mưa Gió" lớn nhất ở Trung Quốc. Cầu Chengyang có 2 bệ móng, 3 cột chống, 3 nhịp cầu, 5 gác chòi, 19 hành lang và 3 tầng với chiều dài gần 65m, chiều rộng 3,4m và chiều cao khoảng 10m. Các cột chống được xây dựng bằng đá, kiến trúc phần trên được làm chủ yếu bằng gỗ, mái chòi được lợp bằng ngói. Ở hai bên cầu được bố trí các hàng ghế tựa để dành cho người dân nghỉ ngơi mỗi lúc đi qua.

Cầu Chengyang ở quận Sanjiang thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc (Ảnh: Internet)

Cầu Chengyang ở quận Sanjiang thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc (Ảnh: Internet)

Hai bên bờ sông là cánh rừng chè xanh ngát, và dọc theo sườn đồi là những cánh rừng tươi tốt (Ảnh: Internet)

Hai bên bờ sông là cánh rừng chè xanh ngát, và dọc theo sườn đồi là những cánh rừng tươi tốt (Ảnh: Internet)

Cầu Chengyang bắc qua một dòng suối, nơi người dân làm ruộng phía dưới với một khung cảnh rất nên thơ. Từ những hàng ghế, người dân có thể ngồi ngắm nhìn dòng sông chảy phía dưới hoặc lia tầm mắt ra xa ngắm nhìn cảnh vật thiên nhiên. Hằng năm, cây cầu này thu hút rất nhiều du khách đến tham quan chiêm ngưỡng.

>> Hàng loạt cây cầu trăm tỷ xây xong nhưng chưa thể sử dụng ở Quảng Nam

Hàng loạt cây cầu trăm tỷ xây xong nhưng chưa thể sử dụng ở Quảng Nam

‘Đại hồng thủy’ kinh hoàng nhất trong 150 năm nhấn chìm khoảng 400 thành phố, số người thương vong không ngừng tăng, hàng loạt cây cầu gãy đôi chỉ trong tích tắc

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/sat-vach-viet-nam-mot-cay-cau-go-tram-nam-dang-sung-sung-giua-mua-gio-ma-khong-dung-bat-cu-cay-dinh-nao-d122640.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    'Sát vách' Việt Nam, một cây cầu gỗ trăm năm đang sừng sững giữa mưa gió mà không dùng bất cứ cây đinh nào
    POWERED BY ONECMS & INTECH