Bất động sản

Sau 2 năm vận hành, cây cầu gần 1.000 tỷ nối Tây Ninh với tỉnh giàu nhất Việt Nam chính thức được đặt tên

Việt Hoàng 08/05/2025 17:00

Cây cầu được phê duyệt cuối năm 2019, khởi công từ giữa năm 2020 và chính thức thông xe vào tháng 12/2022.

Theo Báo Tiền Phong, ngày 8/5, HĐND tỉnh Bình Dương đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ-HĐND về việc đặt tên cầu thuộc dự án xây dựng tuyến đường và cây cầu kết nối giữa tỉnh Bình Dương và tỉnh Tây Ninh.

Theo đó, công trình chính thức mang tên cầu Bình Tây - biểu tượng cho sự liên kết vùng giữa hai địa phương.

Trước khi được HĐND tỉnh Bình Dương thông qua, việc đặt tên cầu đã được các Sở, ngành chuyên môn của hai tỉnh thảo luận và thống nhất lựa chọn.

Dự án xây dựng đường và cầu nối Bình Dương với Tây Ninh được phê duyệt cuối năm 2019, khởi công từ giữa năm 2020 và chính thức thông xe vào tháng 12/2022. Tuy nhiên, phải đến nay, cây cầu mới được đặt tên chính thức.

Hiện trạng cầu Bình Tây. Nguồn ảnh: Báo Tây Ninh
Hiện trạng cầu Bình Tây. Nguồn ảnh: Báo Tây Ninh

Công trình do hai địa phương cùng phối hợp triển khai. Trong đó, tỉnh Tây Ninh chịu trách nhiệm đầu tư tuyến đường Đất Sét – Bến Củi, dài hơn 12km với tổng kinh phí trên 510 tỷ đồng.

Phía tỉnh Bình Dương đảm nhận phần xây dựng tuyến đường và cây cầu kết nối giữa hai địa phương.

>> Thần tốc thi công, dự án mở rộng nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á trong thế kỷ XX của Việt Nam đạt cột mốc quan trọng

Dự án phía Bình Dương có tổng chiều dài hơn 800m, trong đó đoạn đường dẫn thuộc địa phận Bình Dương dài 377,7m, còn phía Tây Ninh dài 92,2m. Tổng mức đầu tư cho hạng mục này lên tới 411,88 tỷ đồng.

Công trình được thiết kế theo tiêu chuẩn giao thông cấp II, với quy mô 6 làn xe, mặt cắt ngang rộng 25,5m, gồm đầy đủ dải an toàn, lề đi bộ, gờ chắn và lan can.

Tuyến đường được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, vận tốc thiết kế đạt 80km/h, mặt đường sử dụng kết cấu bê tông nhựa nóng, nền đường rộng 28,5m, bố trí đầy đủ hệ thống chiếu sáng, vạch sơn và biển báo.

Riêng phần cầu có mặt cắt rộng gần 30m, chia thành hai phần lưu thông riêng biệt, mỗi bên 3 làn xe.

Cầu sử dụng kết cấu bê tông cốt thép, bê tông dự ứng lực, gồm 3 nhịp chính dạng dầm hộp đúc hẫng cân bằng và 4 nhịp dẫn bằng dầm Super T.

Ngoài ra, đoạn đường dân sinh bên dưới cầu cũng được xây dựng với vận tốc thiết kế 20km/h, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân địa phương.

Theo báo cáo kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2024 của Tổng cục Thống kê cho thấy, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Hải Phòng là những địa phương khác nằm trong nhóm 5 tỉnh, thành có quy mô GRDP lớn nhất cả nước. Bình Dương đạt 520.205 tỷ đồng nhờ lợi thế từ hệ thống khu công nghiệp hiện đại, thu hút nhiều dự án công nghệ cao.

>> 2 tỉnh sắp 'về chung một nhà' trên hành lang kinh tế Đông - Tây đề xuất đầu tư cao tốc hơn 35.000 tỷ

Sắp khởi công xây dựng cây cầu dây văng hơn 11.000 tỷ lớn nhất thành phố giàu nhất Việt Nam

Tái khởi động cây cầu dây văng có tĩnh không thông thuyền cao nhất Việt Nam sau nhiều năm đứng hình

Theo reatimes.vn
https://reatimes.vn/sau-2-nam-van-hanh-cay-cau-gan-1000-ty-noi-tay-ninh-voi-tinh-giau-nhat-viet-nam-chinh-thuc-duoc-dat-ten-20225050814531975.htm
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Sau 2 năm vận hành, cây cầu gần 1.000 tỷ nối Tây Ninh với tỉnh giàu nhất Việt Nam chính thức được đặt tên
    POWERED BY ONECMS & INTECH