Sau sáp nhập, tỉnh này sở hữu ‘mỏ vàng’ lớn nhất nước, thiết yếu trong lĩnh vực điện tử: Các ông lớn đua nhau rót nghìn tỷ khai thác
Sau sáp nhập, tỉnh mới có diện tích tự nhiên hơn 24.200km2 và dân số hơn 3,87 triệu người.
Theo dữ liệu từ Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam (TKV), Lâm Đồng và Đắk Nông hiện đang là địa phương có trữ lượng bô xít lớn hàng đầu và đang có 2 dự án bô xít vận hành lớn nhất cả nước.
Hai dự án bô xít lớn nhất Việt Nam hiện nay là Tổ hợp Bô xít – Nhôm Lâm Đồng (Tân Rai) và Nhà máy Alumin Nhân Cơ (Đắk Nông).
Tây Nguyên là khu vực có trữ lượng bô xít lớn nhất Việt Nam, chiếm hơn 99% tổng trữ lượng quốc gia, ước tính khoảng 5,4 tấn tỷ quặng nguyên khai. Trong đó, riêng Đắk Nông sở hữu trữ lượng tài nguyên khoảng 3,2 tỷ tấn. Cùng với đó, Lâm Đồng cũng có các mỏ bô xít lớn tại khu vực Tân Rai (huyện Bảo Lâm).
Bô xít là loại quặng nhôm quý giá có nguồn gốc từ đá núi lửa với màu sắc đặc trưng hồng, nâu được hình thành qua quá trình phong hóa các đá giàu nhôm hoặc từ sự tích tụ quặng có trước bị xói mòn. Tại Việt Nam, bô xít có hai loại chính: bô xít nguồn gốc trầm tích, tập trung ở các tỉnh phía Bắc, và bô xít nguồn gốc phong hóa laterit từ đá bazan, phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Nam. Sự đa dạng này đã tạo nên một nguồn tài nguyên phong phú, mở ra cơ hội khai thác và phát triển cho loại khoáng sản này.
Bô xít, nguyên liệu chính trong sản xuất nhôm, đóng vai trò thiết yếu trong nhiều ngành công nghiệp then chốt như điện tử, đóng tàu, ô tô, hàng không và xử lý nước thải. Nhôm hiện diện trong hàng triệu ứng dụng từ thiết bị gia dụng hàng ngày đến công nghệ tiên tiến.
>>Trước khi ‘về chung nhà’ với Phú Thọ và Hòa Bình, tỉnh này vừa đón tin vui kinh tế
![]() |
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet |
Ngày 6/1/2025, tại cuộc họp báo thường kỳ, ông Hồ Văn Mười – Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cho biết, nhiều tập đoàn trong nước nộp hồ sơ để đầu tư khai thác, chế biến bô xít. Tổng vốn đầu tư rất lớn, khoảng 8 tỷ USD.
Theo quy hoạch của Trung ương, Đắk Nông sẽ được xây dựng thêm 4 nhà máy về khai thác, chế biến bô xít. Tổng mức đầu tư của mỗi dự án không dưới 1 tỷ USD.
Có thể thấy, Đắk Nông đang đứng trước thời cơ đột phá trong phát triển kinh tế cho năm 2025 và những năm sau nữa. Nhiệm vụ còn lại của tỉnh là tập trung, quyết liệt, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để đưa Đắk Nông phát triển xứng tầm với tiềm năng và cơ hội.
Bên cạnh đó, đầu năm 2024, tại Lâm Đồng, Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Hải (Thaco) đã đề xuất muốn xây tổ hợp kinh tế tuần hoàn để khai thác chế biến bô xít, alumin và nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái với tổng vốn hơn 100.000 tỷ đồng.
Dự án có tên Nhà máy Alumin Lâm Đồng 2, dự kiến thực hiện tại các huyện Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh và thành phố Bảo Lộc. Đây là nhà máy khai thác quặng bô xít, nhà máy chế biến alumin có công suất 4 triệu tấn/năm. Thaco cho hay, dự án sẽ hoạt động trong 50 năm. Thời gian khai thác quặng bô xít khoảng 20 năm. Bên cạnh đó, dự án được kỳ vọng tạo việc làm ổn định cho khoảng 4.000 người lao động, mỗi năm dự tính nộp ngân sách khoảng 4.800 tỷ đồng.
Tại Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 60-NQ/TW về phương án sắp xếp 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh. Theo đó, ba tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Thuận sẽ hợp nhất thành tỉnh mới; lấy tên là tỉnh Lâm Đồng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay.
Sau sáp nhập, tỉnh mới có diện tích tự nhiên hơn 24.200km2 và dân số hơn 3,87 triệu người, trở thành tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước.
Hiện nay, mỗi tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Thuận đều có những ưu thế riêng. Việc sáp nhập sẽ mang đến cơ hội lớn về kết nối vùng, phát huy tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội, mở ra quỹ đất và không gian rộng lớn để phát triển nông nghiệp công nghệ cao và các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc thù riêng...
>>'Mỏ vàng' 3,5 triệu tấn - Át chủ bài mới của Việt Nam trên bàn cờ công nghệ toàn cầu
Trước khi sáp nhập với Đắk Nông và Bình Thuận, Lâm Đồng phát triển ra sao trong quý I/2025?
Lâm Đồng phê duyệt dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương gần 18.000 tỷ đồng