Sẽ có 3 tuyến đường sắt kết nối đến sân bay hơn 16 tỷ USD lớn nhất Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xác nhận sẽ có 3 tuyến đường sắt kết nối đến sân bay hơn 16 tỷ USD lớn nhất Việt Nam, trong đó có tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam.
Trong phiên họp Quốc hội thảo luận về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành tại Nghị quyết số 94/2015/QH13 của Quốc hội, diễn ra vào chiều ngày 20/11, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng đã có những chia sẻ mới nhất về siêu dự án này.
Theo đó, tại phiên thảo luận, các ĐBQH đều bày tỏ sự nhất trí cao với đề xuất của Chính phủ về việc bổ sung đầu tư thêm một đường băng vào giai đoạn 1 dự án (đường hạ cất cánh số 3) và kéo dài thời gian hoàn thành đến năm 2026.
Phối cảnh Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Ảnh minh họa |
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng cũng thông tin, trong quá trình chuẩn bị đầu tư dự án cũng như lập các quy hoạch quốc gia ngành GTVT, Bộ GTVT cũng đã hoạch định và hiện đang đầu tư đồng bộ hệ thống giao thông kết nối với trung tâm TP. HCM cùng các vùng lân cận đến Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
>> NÓNG: Bắc Giang thanh tra toàn diện dự án sân golf và nghỉ dưỡng gần 740 tỷ đồng
Trong đó, cụ thể về các tuyến đường bộ, Bộ gTVT đang đầu tư các tuyến mở rộng cao tốc TP. HCM - Long Thành và Chính phủ đang giao cho VEC triển khai thực hiện các thủ tục để nâng từ 4 làn xe lên 8-10 làn xe, dự kiến sẽ triển khai và hoàn thành vào năm 2027.
Ngoài ra, việc xây dựng tuyến đường Vành đai 3 TP. HCM cũng dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2026, giúp tăng cường kết nối từ TP. HCM đến huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai.
Tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành cũng góp phần tăng cường kết nối khu vực phía Nam của TP. HCM, dự kiến sẽ "cán đích" trong năm 2025.
Khu vực phía Bắc của TP. HCM cũng được tăng cường kết nối với tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam sẽ là một trong 3 tuyến đường kết nối đến sân bay Long Thành. Ảnh minh họa |
Trong khi đó về đường sắt, theo tiết lộ của lãnh đạo Bộ GTVT, sẽ có 3 tuyến đường sắt kết nối đến sân bay lớn nhất Việt Nam, trong đó có tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam, đoạn từ ga Thủ Thiêm đến ga Long Thành.
Bộ GTVT hiện đang hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tuyến đường sắt nhẹ kết nối từ ga Thủ Thiêm (TP. HCM) đến ga Long Thành (Đồng Nai) để kêu gọi đầu tư.
Dự kiến, tuyến đường sắt nhẹ này sẽ được đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), có phần vốn của Nhà nước tham gia.
Ngoài ra, Bộ GTVT cũng đã có quy hoạch tuyến đường sắt kết nối từ Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đến ga Thủ Thiêm.
Dự án sân bay Long Thành, được xây dựng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, có tổng vốn đầu tư hơn 16 tỷ USD, chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 (hoàn thành năm 2026): Đạt công suất 25 triệu lượt khách/năm, với vốn đầu tư 5,45 tỷ USD. Giai đoạn 3 (sau 2035): Đạt công suất 100 triệu lượt khách/năm, đưa sân bay Long Thành trở thành sân bay lớn nhất Việt Nam. Dự án không chỉ góp phần nâng cao năng lực hạ tầng hàng không mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đưa Việt Nam trở thành trung tâm vận tải hàng không khu vực.
>> Hoàn tất hạng mục gác dầm tại nút giao tuyến đường nghìn tỷ kết nối sân bay Long Thành
NÓNG: Bắc Giang thanh tra toàn diện dự án sân golf và nghỉ dưỡng gần 740 tỷ đồng
Hà Tĩnh sắp có khu đô thị gần 1.800ha tại thị xã sắp lên thành phố