Bất động sản

Siêu cảng hơn 50.000 tỷ sẽ xây dựng cầu vượt biển dài nhất Việt Nam, gấp hơn 3 lần cầu vượt biển dài nhất Đông Nam Á hiện tại

Quốc Chiến 14/09/2024 00:09

Theo quy hoạch, cảng Trần Đề sau khi hoàn thành sẽ trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế cho toàn vùng.

Trong thời gian qua, tỉnh Sóc Trăng đang tích cực phối hợp với Bộ Giao thông vận tải để hoàn thiện và trình phê duyệt các quy hoạch chi tiết nhằm thu hút đầu tư vào dự án cảng biển Trần Đề, huyện Trần Đề.

Theo đó, cảng sẽ có cầu vượt biển dài 18km (dài hơn 3 lần so với cầu Tân Vũ - Lạch Huyện), 15 cầu cảng và đê chắn sóng dài 8,3km. Thiết kế công suất của cảng cho phép tiếp nhận tàu tổng hợp, tàu container lên đến 100.000DWT và tàu hàng rời 160.000DWT, với công suất từ 80-100 triệu tấn/năm.

Cảng Trần Đề sẽ có cây cầu vượt 18km

Cảng Trần Đề sẽ có cây cầu vượt 18km

Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng - ông Trần Văn Lâu cho biết, hơn 70% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện phải vận chuyển bằng đường bộ đến cụm cảng TP. HCM, dẫn đến tăng chi phí, mất nhiều thời gian, và ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa. Tình trạng này cũng gây áp lực lớn lên hệ thống giao thông đường bộ của khu vực.

Để giải quyết nút thắt trong vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu và giảm chi phí logistics cho vùng ĐBSCL, việc đầu tư vào cảng Trần Đề để tiếp nhận tàu biển trọng tải lớn là rất cần thiết. Cảng Trần Đề sau khi hoàn thành sẽ trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế cho toàn vùng.

>> Sắp có dự án chung cư cao tầng mới tại quận Ba Đình

Hiện nay, ĐBSCL chưa có cảng cửa ngõ, nên hàng hóa xuất nhập khẩu của vùng buộc phải trung chuyển qua TP. HCM, làm tăng thêm chi phí khoảng 230.000 đồng/tấn hàng hóa.

Nếu không có cảng Trần Đề, ĐBSCL sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tạo đột phá kinh tế. Khi cảng đi vào hoạt động, các khu và cụm công nghiệp trong bán kính 50-70km từ cảng chắc chắn sẽ phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

Được biết, cảng biển Trần Đề được quy hoạch với tổng diện tích 4.960ha, giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư hơn 50.000 tỷ đồng. Diện tích quy hoạch bến cảng ngoài khơi là 960ha (trong đó giai đoạn đầu là 580ha) và khu dịch vụ, hậu cần cảng, logistics, cảng trung chuyển hàng hóa phía bờ rộng 4.000ha (giai đoạn đầu là 1.000ha).

Theo Nghị quyết số 13 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 78 của Chính phủ về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng và an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, cảng Trần Đề được định hướng phát triển thành cảng đặc biệt, giữ vai trò cửa ngõ quan trọng của khu vực.

Cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam có chiều dài 5,44km là cầu Tân Vũ - Lạch Huyện (Hải Phòng). Khánh thành vào ngày 2/9/2017, công trình này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong giao thông vận tải khu vực, nối liền đất liền với huyện đảo Cát Hải.

Sau 3 năm thi công với tổng vốn đầu tư gần 12.000 tỷ đồng, Cầu Tân Vũ - Lạch Huyện đã vươn lên trở thành biểu tượng của sự hiện đại và đổi mới.Cây cầu này được thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép dự ứng lực.

Đơn vị thi công đã sử dụng phương pháp đúc sẵn các đốt dầm bê tông cốt thép (SBS) - ở thời điểm đó phương pháp này lần đầu tiên được sử dụng tại Việt Nam và hiện đại bậc nhất thế giớiĐây cũng là cây cầu nối nối bán đảo Đình Vũ với huyện Cát Hải (Hải Phòng). Cầu vượt biển Tân Vũ - Lạch Huyện sau khi xây dựng đã trở thành cầu vượt biển dài nhất Việt Nam và là một trong những cầu vượt biển dài nhất Đông Nam Á.

>> Thành phố đắt đỏ nhất thế giới: Người dân sống trong nhà ở xã hội nhưng lại đi siêu xe Mercedes-Benz, BMW

Một số cảng biển tại TP. Hải Phòng chuẩn bị hoạt động trở lại

Cụm cảng biển lớn nhất miền Bắc đóng cửa nhiều ngày liên tiếp do sự tàn phá của siêu bão Yagi

Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Siêu cảng hơn 50.000 tỷ sẽ xây dựng cầu vượt biển dài nhất Việt Nam, gấp hơn 3 lần cầu vượt biển dài nhất Đông Nam Á hiện tại
POWERED BY ONECMS & INTECH