'Siêu cảng' Quốc tế Cần Giờ: Dấu ấn của TP. Hồ Chí Minh trên bản đồ vận tải biển thế giới

15-02-2024 20:43|Mai Chi

Tổng vốn đầu tư dự án siêu cảng trung chuyển Quốc tế Cần Giờ khoảng 129.000 tỷ đồng (5,5 tỷ USD).

Đầu năm 2023, Quốc hội khóa XV đã ban hành Nghị quyết số 81/2013/QH15 ngày 9/1/2023 về Quy hoạch tổng thể Quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050, trong đó có định hướng xây dựng cảng Quốc tế Cần Giờ. Sự kiện này đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc định hướng và giao nhiệm vụ triển khai thực hiện dự án xây dựng cảng trung chuyển Quốc tế Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh).

TP. HCM đặt mục tiêu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ (TCQT) từ năm nay (2024). Tổng vốn đầu tư dự án khoảng 129.000 tỷ đồng (5,5 tỷ USD). Dự kiến siêu cảng sẽ hoạt động từ năm 2027, sẽ đóng góp vào ngân sách Nhà nước từ 34.000 đến 40.000 tỷ đồng mỗi năm. Tạo công ăn việc làm cho khoảng 6.000 - 8.000 người…

'Siêu cảng' Quốc tế Cần Giờ: Dấu ấn của TP. Hồ Chí Minh trên bản đồ vận tải biển thế giới
Cảng Cần Giờ

Ông Nguyễn Lê Chơn Tâm thông tin về quy mô, lộ trình đầu tư dự án cảng trung chuyển Quốc tế Cần Giờ. Dự án cảng trung chuyển Quốc tế Cần Giờ có quy mô đầu tư xây dựng với tổng chiều dài cầu cảng dự kiến khoảng 7km và bến sà lan 2km. Tổng diện tích khu đất 571ha, trong đó cầu cảng, kho bãi, giao thông nội bộ, khu văn phòng, nhà ở công nhân viên điều hành, khai thác cảng, hạ tầng kỹ thuật… khoảng 469,5ha, diện tích vùng nước hoạt động cảng khoảng 101,5ha.

Khi đi vào hoạt động, cảng khai thác tàu vận tải container lên đến 250.000 DWT (24.000Teu), tàu trung chuyển có trọng tải từ 10.000–65.000DWT (750–5.200Teu) và sà lan trọng tải tới 8.000 T (356 Teu). Công suất dự kiến đến năm 2030 đạt 4,8 triệu Teu, đến năm 2047 đạt 16,9 triệu Teu.

>> Cảng biển lâu đời nhất Việt Nam được quy hoạch mới như thế nào?

Dự án gồm 7 giai đoạn (từ 2023-2045), giai đoạn 1 và 2 triển khai trong giai đoạn 2024-2027, các giai đoạn còn lại sẽ triển khai sau năm 2030, dự kiến đưa vào khai thác năm 2027. Sơ bộ tổng mức đầu tư 113 nghìn tỷ đồng (tương đương 4,8 tỷ USD).

Là siêu cảng với quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Các khu bến cảng có quy hoạch chức năng trung chuyển quốc tế. H.Cần Giờ là địa phương có điều kiện để phát triển cảng biển thành cảng cửa ngõ quốc gia và trung chuyển quốc tế trên cơ sở các tiền đề cơ bản. Vị trí địa lý nằm ngay cửa sông Thị Vải - Cái Mép, gần tuyến hàng hải quốc tế từ Châu Âu, Trung Đông qua Bắc Á và Châu Mỹ.

Sông Thị Vải - Cái Mép giáp cửa biển có đặc điểm sâu, khá rộng và ít bị bồi lắng, cho phép tàu có tải trọng lớn ra vào thuận lợi. TP. HCM nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - vùng kinh tế năng động nhất cả nước...

Việc gom hàng từ các cảng trong nước nói chung, vùng kinh tế động lực phía Nam nói riêng và các quốc gia lân cận, đặc biệt là Campuchia sẽ rất thuận lợi. Thành ủy TPHCM đã ban hành Nghị quyết 12-NQ/ TU về định hướng phát triển H.Cần Giờ đến năm 2030, Thành ủy đã chỉ đạo: “Thu hút đầu tư xây dựng, đưa vào khai thác cảng biển tổng hợp, chuyên dùng, cảng hành khách quốc tế, cảng container trung chuyển quốc tế…”.

Với vị trí địa lý chiến lược, cảng TCQT Cần Giờ nằm đối diện với cụm cảng Cái Mép - Thị Vải hiện tại có vị trí thuận lợi để thực hiện trung chuyển quốc tế. Cảng nằm gần các tuyến đường hàng hải quốc tế và khu vực, có nhiều lợi thế và thuận lợi cho phát triển hàng hải, công nghiệp tàu thủy và logistics. Đồng thời cảng thuộc vùng kinh tế động lực phía Nam là vùng kinh tế năng động nhất của Việt Nam nên có nhiều thuận lợi để thu hút hàng hóa qua cảng và hàng hóa trung chuyển quốc tế.

Cảng TCQT Cần Giờ là tối ưu cho trung chuyển nội địa và quốc tế, có vị trí lý tưởng đối với các tuyến thương mại chính và nằm giữa Singapore với Hongkong, rất thuận lợi cho việc trung chuyển quốc tế Singapore và Hongkong là 2 cảng container lớn thứ 2 và thứ 9 trên thế giới, với những tuyến thương mại chính đưa các tàu đi trực tiếp từ cảng này đến cảng còn lại giữa Singapore và Hongkong, Cảng TCQT Cần Giờ nằm ngay trên các tuyến hàng hải này.

Khi phát triển trung tâm trung chuyển quốc tế tại Cần Giờ, hàng hóa của VN xuất khẩu trực tiếp đến thị trường Bắc Mỹ và Châu Âu có thể trung chuyển tại Cần Giờ thay vì tại các cảng trung chuyển quốc tế khác của Châu Á. Do vậy, Việt Nam có thể hưởng lợi từ chính các cơ hội thương mại mới bổ sung này. Tuy nhiên, để tạo tiền đề phát triển khu thương mại tự do gắn liền với cảng biển tại khu vực cũng như tạo động lực thúc đẩy phát triển các trung tâm logistics, cần thiết đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối tới cảng Cần Giờ nhằm phát huy tốt nhất vai trò của một trung tâm trung chuyển.

Cảng TCQT Cần Giờ có vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế, định vị quốc gia trên bản đồ hàng hải với vai trò là các trung tâm TCQT khổng lồ thu hút các nhà vận tải, logistics lớn của thế giới, là các mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, nâng cao vị thế đối ngoại, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời hỗ trợ đắc lực hoạt động thương mại xuất nhập khẩu, giảm thiểu các chi phí trung gian. Tạo sự kết nối, trung chuyển container giữa các trung tâm khác trên thế giới. Nâng cao năng lực tiếp nhận hàng hóa, đồng thời giải quyết tình trạng tắc nghẽn hàng hóa tại cảng…

>> Một huyện tại TP. Hồ Chí Minh sắp có 'siêu quảng trường' diện tích 100.000m2

Kỳ vọng một tương lai sáng với những dự án nghìn tỷ, bất động sản Cần Giờ hiện tại ra sao?

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/sieu-cang-quoc-te-can-gio-dau-an-cua-tp-ho-chi-minh-tren-ban-do-van-tai-bien-the-gioi-222999.html
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    'Siêu cảng' Quốc tế Cần Giờ: Dấu ấn của TP. Hồ Chí Minh trên bản đồ vận tải biển thế giới
    POWERED BY ONECMS & INTECH