Siêu cầu vượt biển dài nhất Ấn Độ khánh thành sau 7 năm thi công, sử dụng lượng thép gấp 17 lần tháp Effiel

16-01-2024 16:15|Quỳnh Vân

Các quan chức cho biết cây cầu ở Mumbai sẽ cắt giảm thời gian đi lại và cải thiện lưu lượng giao thông cho thành phố 23 triệu dân này.

Theo National News, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 12/1 đã chính thức khai trương cây cầu vượt biển dài nhất đất nước ở Mumbai, dự án mới nhất trong chương trình cải thiện cơ sở hạ tầng của Chính phủ.

Cây cầu dài gần 22km sẽ kết nối khu vực Nam Mumbai với thành phố vệ tinh Navi Mumbai, giúp rút ngắn hành trình 2 tiếng giữa 2 trung tâm đô thị xuống còn 20 phút.

Cây cầu được gọi là Atal Bihari Vajpayee-Nhava Sheva Atal Setu hay “Atal Setu”, theo tên của cố Thủ tướng Ấn Độ Atal Bihari Vajpayee. Không chỉ là minh chứng cho sự tiến bộ của Ấn Độ trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng mà đây còn là bước tiến quan trọng nhằm thúc đẩy kinh tế và kết nối giao thông tại địa phương.

Siêu cầu vượt biển dài nhất Ấn Độ khánh thành sau 7 năm thi công, sử dụng lượng thép gấp 17 lần tháp Effiel
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại lễ khánh thành cầu Atal Setu ở Navi Mumbai, Maharashtra ngày 12/1/2024. Ảnh: Cục Thông tin Báo chí Ấn Độ

Sau lễ nhậm chức, ông Modi phát biểu: “Lễ khánh thành Atal Setu cho thấy sức mạnh cơ sở hạ tầng của Ấn Độ và nhấn mạnh mục tiêu hướng tới một Viksit Bharat (Ấn Độ phát triển)”.

Ông cho biết thêm rằng dự án cũng đã cung cấp việc làm cho hơn 17.000 lao động và 1.500 kỹ sư trong quá trình xây dựng cây cầu này.

Tổng chi phí cho siêu dự án này lên tới 2,14 tỷ USD. Cây cầu sử dụng khối lượng thép gấp 17 lần trọng lượng thép được sử dụng để xây dựng tháp Eiffel. Đây là cây cầu vượt biển dài thứ 12 trên thế giới, như National News đưa tin.

Siêu cầu vượt biển dài nhất Ấn Độ khánh thành sau 7 năm thi công, sử dụng lượng thép gấp 17 lần tháp Effiel
Việc hoàn thành cầu vượt biển này là minh chứng cho cam kết của Chính phủ Ấn Độ trong việc phát triển cơ sở hạ tầng. Ảnh: The Hindu

Bắt đầu xây vào năm 2018, công trình này bao gồm 6 làn xe và trải dài khoảng 16,5km trên biển và 5,5km trên đất liền. Dự kiến mỗi ngày có khoảng 70.000 phương tiện đi qua cầu.

Người lái ô tô phải trả 250 rupee (tương đương khoảng 3 USD) cho mỗi lượt đi qua cầu. Phí sẽ cao hơn đối với các phương tiện lớn hơn.

Các quan chức cũng kỳ vọng cây cầu có thể cải thiện khả năng kết nối giữa 2 sân bay quốc tế Mumbai và Navi Mumbai, đồng thời giảm thời gian di chuyển từ Mumbai đến quận lân cận Pune và bang ven biển Goa cũng như Nam Ấn Độ. Theo số liệu của Chính phủ, Ấn Độ đã xây dựng gần 50.000km đường cao tốc quốc gia kể từ khi ông Modi lên nắm quyền vào năm 2014, với tổng chiều dài toàn quốc hiện nay là 145.155km.

>> Cây cầu đường sắt cao nhất thế giới cao hơn cả tháp Eiffel, chịu được động đất 8 độ Richter

Đi lên từ con số 0, Trung Quốc xây dựng được cây cầu dài nhất thế giới với chiều dài 55km, gấp 20 lần cầu Cổng Vàng

Quốc gia Đông Nam Á chi khủng cho dự án năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới, đánh bại Trung Quốc và Ấn Độ

Thái tử Ả Rập chi 1.000 tỷ USD xây thành phố thông minh giữa lòng sa mạc, dự kiến là siêu công trình lớn nhất hành tinh

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/sieu-cau-vuot-bien-dai-nhat-an-do-khanh-thanh-sau-7-nam-thi-cong-su-dung-luong-thep-gap-17-lan-thap-effiel-220087.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Siêu cầu vượt biển dài nhất Ấn Độ khánh thành sau 7 năm thi công, sử dụng lượng thép gấp 17 lần tháp Effiel
POWERED BY ONECMS & INTECH