Siêu cường châu Á hồi sinh nhà máy điện hạt nhân lớn nhất thế giới: Công suất 'cực khủng' lên tới 8,2GW, đủ cấp điện cho hơn 16 triệu hộ gia đình

18-04-2024 10:10|Phương Nhi

Đây là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất thế giới trước lúc ngừng hoạt động năm 2012.

Mới đây, sau chuỗi các quy trình kiểm tra và cấp phép từ Cơ quan điều phối hạt nhân Nhật Bản (NRA), Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) đang chuẩn bị nạp nhiên liệu vào nhà máy điện hạt nhân lớn nhất thế giới Kashiwazaki - Kariwa.

Ngừng hoạt động sau thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima năm 2011, cơ sở sản xuất điện khổng lồ này đang thực hiện những bước đầu tiên để hồi sinh. Hiện nay, TEPCO đang chuẩn bị thêm thanh nhiên liệu vào lò phản ứng số 7và dự kiến sẽ mất khoảng 1,5 tháng để hoàn thành quá trình này.

TEPCO cho biết họ lên kế hoạch đặt 872 cụm nhiên liệu từ kho lưu trữ của nhà máy vào lò phản ứng. Song song với đó, quá trình kiểm tra cũng vô cùng cần thiết nhằm đảm bảo hệ thống làm mát lõi hoạt động như thiết kế. Công ty cho biết cũng sẽ tăng số nhân viên trực đêm từ 8 người hiện nay lên 51 người.

Siêu cường châu Á hồi sinh nhà máy điện hạt nhân lớn nhất thế giới: Công suất 'cực khủng' lên tới 8,2GW, đủ cấp điện cho hơn 16 triệu hộ gia đình
Nhà máy điện hạt nhân Kashiwazaki - Kariwa. Ảnh: Asia News

Tuy nhiên, trước khi hoạt động được khôi phục hoàn toàn, nhà máy Kashiwazaki - Kariwa còn phải vượt qua một số thách thức, bao gồm các bước kiểm tra an toàn và việc xin giấy phép từ chính quyền địa phương. Trước đó, cơ sở từng đối mặt nhiều vấn đề khi tìm cách khôi phục hoạt động năm 2021 do vi phạm một loạt quy định về an toàn, bao gồm không bảo vệ đầy đủ vật liệu hạt nhân. Tuy nhiên, từ sau đó các vấn đề đã được xử lý.

Nhà máy Kashiwasaki - Kariwa là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất thế giới với công suất lên tới 8,2GW trước lúc ngừng hoạt động năm 2012. Cơ sở nằm ở quận Niigata của Nhật Bản, trên khu đất rộng 4,2km2, khánh thành lần đầu tiên năm 1985 và sở hữu lò phản ứng nước sôi tiên tiến (ABWR) đầu tiên trên thế giới.

Nhà máy có 7 lò phản ứng, trong đó có 5 lò công suất 1,1GW. Hai lò còn lại có thể sản xuất 1.365 MW điện. Với 7 lò phản ứng, nhà máy do Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) sở hữu và vận hành có thể cung cấp điện cho 16 triệu hộ gia đình.

Nhà máy điện hạt nhân đã trải qua vài lần đóng cửa một phần và toàn bộ trong suốt thời gian hoạt động do khó khăn kỹ thuật và động đất trong vùng. Dù vậy, sau thảm họa Fukushima, Kashiwasaki - Kariwa đóng cửa suốt thời gian dài.

Lần hồi sinh mới nhất của nhà máy nằm trong tham vọng của Nhật Bản nhằm tái khởi động các lò phản ứng để đảm bảo an ninh năng lượng cho cả nước.

Quốc gia này đang nỗ lực nhằm đảm bảo nguồn cung điện ổn định trong bối cảnh giá thành năng lượng tăng cao và sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu. Điều này đã khiến Nhật Bản thay đổi quan điểm về chính sách năng lượng hạt nhân cuối năm 2022.

Đồng thời, sự tăng vọt gần đây trong giá thành một số loại năng lượng như khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) cũng thúc đẩy Nhật Bản tái sản xuất điện hạt nhân.

>> Một lĩnh vực được thành phố 'mũi nhọn' của siêu cường thế giới tích cực 'săn đón', dự kiến đem lại doanh thu 500.000 tỷ đồng mỗi năm

Vượt mặt hàng loạt siêu cường thế giới, láng giềng Việt Nam đứng đầu thế giới về xuất khẩu hàng hóa trong 15 năm liên tiếp

Siêu cường thế giới chuẩn bị phóng hơn 100 tàu vũ trụ vào năm 2024

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/sieu-cuong-chau-a-hoi-sinh-nha-may-dien-hat-nhan-lon-nhat-the-gioi-cong-suat-cuc-khung-len-toi-82gw-du-cap-dien-cho-hon-16-trieu-ho-gia-dinh-231039.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Siêu cường châu Á hồi sinh nhà máy điện hạt nhân lớn nhất thế giới: Công suất 'cực khủng' lên tới 8,2GW, đủ cấp điện cho hơn 16 triệu hộ gia đình
    POWERED BY ONECMS & INTECH