'Siêu' dự án đường sắt tốc độ cao hơn 70 tỷ USD nhận chỉ đạo mới từ Bộ Chính trị

28-05-2024 16:15|Quốc Chiến

Dự án đường sắt tốc độ cao có chiều dài 1.545km, đi qua 20 tỉnh, thành phố, trong đó có 2 kịch bản tàu tốc độ 350km/h chở khách riêng và dự phòng chở hàng.

Mới đây, Bộ Chính trị đã có kết luận về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065

Theo đó, Bộ Chính trị đề nghị tiếp tục nghiên cứu cẩn trọng, đánh giá tính khả thi, hiệu quả cũng như sự phù hợp, đồng bộ với Quy hoạch mạng lưới đường sắt dựa theo đề xuất tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đi xuyên tâm qua khu trung tâm TP. Hà Nội, qua ga Hà Nội.

Bên cạnh đó, yếu tố đồng bộ với Quy hoạch mạng lưới đường sắt mà Bộ Chính trị nhắc tới chính là mạng lưới 14 tuyến đường sắt đô thị của Hà Nội trong tương lai. Nếu tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đi xuyên tâm qua khu trung tâm TP. Hà Nội thì phải đảm bảo được sự giao kết, đan cài, kết nối hợp lý với các tuyến đường sắt nội đô.

Trước khi Bộ Chính trị có chỉ đạo nghiên cứu cẩn trọng tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đi xuyên tâm qua khu trung tâm TP. Hà Nội, qua ga Hà Nội, Bộ Giao thông vận tải đã thống nhất với UBND TP. Hà Nội về hướng tuyến và ga đầu mối trong báo cáo mà Sở Giao thông vận tải trình UBND thành phố vào cuối tháng 3.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam nhận chỉ đạo mới từ Bộ Chính trị

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam nhận chỉ đạo mới từ Bộ Chính trị

Hướng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đi qua địa phận Hà Nội có điểm đầu tại tổ hợp ga Ngọc Hồi; qua vành đai và đường sắt vành đai phía Tây; qua các huyện Thường Tín, Phú Xuyên về phía tây tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.

Sau khi vượt qua tuyến nối cao tốc Tây Bắc với Quốc lộ 5B, đường sắt tốc độ cao rẽ trái, vượt cao tốc Pháp Vân, đi về phía Đông, cùng hành lang tuyến cao tốc và sang địa phận tỉnh Hà Nam.

>> Vì sao siêu dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng tại TP. HCM bất ngờ bị đội vốn ‘khủng’?

Bên cạnh đó, Hà Nội sẽ mở rộng tổ hợp nhà ga Ngọc Hồi (huyện Thanh Trì) để vừa tích hợp nhà ga, vừa là khu depot, trạm bảo dưỡng... của cả các tuyến đường sắt quốc gia, đường sắt cao tốc, đường sắt đô thị. Tuyến đường sắt tốc độ cao chỉ dừng ở ga Ngọc Hồi, không đi vào ga Hà Nội.

Hệ thống đường sắt đô thị nội đô sẽ kết nối các đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh, bố trí thêm các tuyến dọc các hành lang có mật độ dân cư đông, tập trung việc làm cũng như các dịch vụ thương mại, với các đầu mối giao thông như cảng hàng không, ga đường sắt lớn.

Việc đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đi qua ga Ngọc Hồi (Thanh Trì) thay vì tiến vào ga Hà Nội được nhiều chuyên gia đánh giá là hợp lý bởi không gian đô thị khu vực trung tâm TP. Hà Nội nay đã quá ngột ngạt nhưng lại có nhà ga và hệ thống đường sắt nên luôn trong tình trạng “căng thẳng” giao thông. Hơn nữa, nếu đường sắt tốc độ cao Bắc Nam đi qua ga Hà Nội thì chi phí xây dựng và giải phóng mặt bằng sẽ đội lên cao.

Được biết, Bộ Giao thông Vận tải thông báo đã xin ý kiến về ba kịch bản đường sắt Bắc Nam có chiều dài 1.545km, đi qua 20 tỉnh, thành phố, trong đó có hai kịch bản tàu tốc độ 350km/h chở khách riêng và dự phòng chở hàng.

Kịch bản 1 là đầu tư xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam đường đôi, khổ ray 1.435mm, dài 1.545km, tốc độ thiết kế 350km/h, tải trọng 17 tấn mỗi trục, chỉ khai thác tàu khách. Tuyến đường sắt Bắc Nam hiện hữu được nâng cấp để chuyên chở hàng, chở khách du lịch và khách chặng ngắn. Tổng vốn đầu tư khoảng 67,32 tỷ USD.

Kịch bản 2 xây dựng mới tuyến đường sắt Bắc - Nam đường đôi, khổ ray 1.435mm, tải trọng 22,5 tấn mỗi trục, khai thác chung cả tàu chở khách và chở hàng, tốc độ thiết kế 200-250km/h, chạy tàu hàng tối đa 120km/h. Tuyến đường sắt Bắc Nam hiện hữu được hiện đại hóa để chuyên chở hàng, chở khách du lịch và khách chặng ngắn. Tổng vốn đầu tư khoảng 72,02 tỷ USD.

Kịch bản 3 là đầu tư tuyến đường sắt Bắc Nam đường đôi, khổ ray 1.435mm, tải trọng 22,5 tấn mỗi trục, tốc độ thiết kế 350km/h, khai thác tàu chở khách và dự phòng cho chở hàng khi có nhu cầu. Tổng vốn đầu tư dự án 68,98 tỷ USD. Nếu đầu tư hạ tầng, thiết bị, phương tiện để khai thác tàu hàng chạy Bắc Nam thì vốn đầu tư dự án khoảng 71,69 tỷ USD.

Tuy nhiên, qua cuộc họp ngày 26/3, đến nay Bộ Giao thông Vận tải đang tập trung đề xuất kịch bản 3.

>> 10 đoàn tàu thuộc tuyến metro Nhổn - Ga Hà Nội chuẩn bị được 'lăn bánh'

Lộ thời gian đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội được đưa vào khai thác

Tỉnh sát vách Hà Nội 'kiến tạo tương lai' với hạ tầng 'khủng': 3 quốc lộ, 2 đường sắt và 2 quốc lộ vắt qua

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/sieu-du-an-duong-sat-toc-do-cao-hon-70-ty-usd-nhan-chi-dao-moi-tu-bo-chinh-tri-d123761.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    'Siêu' dự án đường sắt tốc độ cao hơn 70 tỷ USD nhận chỉ đạo mới từ Bộ Chính trị
    POWERED BY ONECMS & INTECH