Được biết, nơi này còn được mệnh danh là "giao lộ phức tạp nhất Trùng Khánh".
Thành phố Trùng Khánh ở tỉnh Tứ Xuyên, phía Tây Nam Trung Quốc, là một trong những nơi có hệ thống giao thông phong phú và đa dạng nhất thế giới do địa hình rừng núi quanh co hiểm trở. Nơi đây hiện có hệ thống giao lộ được cho là “phức tạp nhất thế giới,” với hàng chục dốc rẽ theo nhiều hướng, khiến người tham gia giao thông như đang lạc vào mê cung không lối thoát.
Được khởi công xây dựng từ năm 2009 với vốn đầu tư 296 triệu USD, hệ thống giao lộ Hoàng Giác Loan được thiết kế dựa trên địa hình phức tạp của Trùng Khánh và phải mất 8 năm để hoàn thành trước khi được thông xe vào năm 2018.
Hệ thống giao lộ Hoàng Giác Loan |
Ngay khi khánh thành, hệ thống giao lộ này đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ công chúng vì mức độ hoành tráng, phức tạp, gây sốc và đáng kinh ngạc của chúng. Được mệnh danh là "giao lộ phức tạp nhất Trùng Khánh", toàn bộ nút giao thông bao gồm 15 đường dốc và 20 làn đường mở rộng theo tám hướng có chiều dài khoảng 16,4km tại nút giao. Làn đường cao nhất được xây dựng ở độ cao tương đương một tòa nhà 12 tầng.
Toàn bộ nút giao thông bao gồm 15 đường dốc và 20 làn đường |
Được biết, nó sẽ kết nối ba khu vực trồng chè ở ngoại ô thành phố, cũng như nhiều tuyến đường trọng điểm như đường ra sân bay, chùa Đại Phật, đảo Quảng Dương, với trung tâm Trùng Khánh. Cây cầu sẽ giúp các tài xế tiết kiệm thời gian di chuyển từ 25 phút xuống còn 10 phút với tốc độ lưu thông trên cầu vào khoảng 40-60 km/h.
Ủy ban xây dựng địa phương cho biết, thiết kế phức tạp là cần thiết nhằm kết nối các khu vực trọng điểm của Trùng Khánh như sân bay, di tích lịch sử và trung tâm thành phố.
Mỗi lần đi qua con đường này, người dân không khỏi kinh ngạc và ngả mũ trước các kỹ thuật xây dựng tài tình của các kỹ sư và quản lý dự án.
Cộng đồng mạng Trung Quốc nhận định, các tài xế muốn vượt qua nút giao thông này sẽ "khóc thét" vì quá phức tạp. Tổng cộng 15 làn xe được phân biệt theo chữ cái, xếp thứ tự bao gồm A, B, C, D, E, F, G, H I, K, L, M và N, có thể khiến hệ thống dẫn đường GPS rối loạn.
Ủy ban xây dựng địa phương cho biết, thiết kế phức tạp là cần thiết với cơ sở hạ tầng giao thông tại Trùng Khánh |
"GPS cũng lạc đường", một người dùng mạng Weibo than vãn.
Một người khác lại lo lắng hệ thống nút giao phức tạp khiến tài xế mất thêm thời gian vì "chỉ cần đi sai làn là coi như đi dạo quanh Trùng Khánh một ngày rồi".
Tuy nhiên người phụ trách công trình cho biết, một số hệ thống GPS phổ biến ở Trung Quốc vẫn hoạt động tốt trên nút giao này. "Các phần mềm GPS hiện nay rất nhiều chức năng, chỉ cần công ty liên tục cập nhật, sẽ không phát sinh tình huống chỉ đường sai", ông cho hay.
Ông Mao Hữu Quân, người dân Trung Khánh, chia sẻ: "Đối với người nơi khác đến sẽ thấy nút giao thông này rất phức tạp, nhưng đối với tôi, đi qua nút giao thông này cũng giống như chuyện tình cảm. Khi mới bắt đầu sẽ cảm thấy phức tạp, nhưng sau sẽ quen dần và có thể di chuyển dễ dàng".
Theo đó, hiện tại có khoảng 8 triệu người đang cư trú ở khu vực lân cận cây cầu vượt khổng lồ này và những lo ngại về ô nhiễm tiếng ồn quá mức cũng đã được đặt ra.
Nhưng một lần nữa phải nghiêm túc khẳng định rằng, nút giao cầu vượt này quả thực đáng kinh ngạc và là một kỳ tích chứng minh kinh nghiệm xây dựng ấn tượng của người Trung Quốc.
Ngoài cầu vượt ở Trùng Khánh, các thành phố Trung Quốc cũng có một số hệ thống cầu vượt phức tạp tương tự như cầu vượt ở Quý Dương, Quý Châu, được nhiều cư dân mạng Trung Quốc gọi là "tàu lượn siêu tốc".
Là quốc gia phát thải lớn nhất thế giới, tại sao Trung Quốc không cần đóng góp quỹ khí hậu toàn cầu?