Giá cổ phiếu nhóm ngân hàng ghi nhận tỷ suất trung bình trong 5 năm qua là 10,2%, chỉ xếp sau nhóm chứng khoán và gấp gần 2 lần mức tăng của VN-Index.
Thống kê của Chứng khoán Agribank (Agriseco) chỉ ra tính chu kỳ khá rõ nét tại một số nhóm cổ phiếu. Theo đó, trong khoảng thời gian 1 tháng (từ ngày 15/12 năm trước tới ngày 15/1 năm sau), thường là giai đoạn tăng điểm của nhiều nhóm cổ phiếu trong đó có ngành ngân hàng.
Số liệu của Agriseco cho thấy, nhóm ngân hàng ghi nhận tỷ suất trung bình trong 5 năm qua là 10,2%, cao thứ hai thị trường chỉ sau khối dịch vụ tài chính và gấp gần 2 lần mức tăng của VN-Index.
Đáng chú ý, 2018 là năm duy nhất cổ phiếu ngân hàng có tỷ suất sinh lời âm trong giai đoạn 15/12 năm trước – 15/1 năm sau.
Cụ thể, tăng trưởng tín dụng kỳ vọng phục hồi trong quý IV và năm 2022 nhờ các hoạt động kinh tế dần lại bình thường.
Theo dõi từ Agriseco, tín dụng đã có dấu hiệu tăng trở lại vào tháng 10 khi chỉ trong 3 tuần cuối tháng, tổng tín dụng đã tăng tích cực 1,28% so với tốc độ trung bình khoảng 0,48%/tháng trong quý III và 1,07%/tháng trong 6 tháng đầu năm.
Bên cạnh đó, nợ xấu có thể tiếp tục gia tăng nhưng vẫn trong tầm kiểm soát.
Theo Agrico, nợ cần chú ý (nợ nhóm 2) của các ngân hàng tăng trong quý III có thể gây áp lực tăng nợ xấu trong tương lai. Tuy nhiên, các ngân hàng đã chủ động đẩy mạnh trích lập dự phòng lên mức cao kỷ lục đồng thời thị trường bất động sản (TSĐB chính của các ngân hàng) duy trì mặt bằng giá và thanh khoản tích cực sẽ là những điều kiện thuận lợi để các ngân hàng xử lý nợ trong trường hợp xấu.
Mặt khác, trước diễn biến thị trường thuận lợi, nhiều ngân hàng đã và đang có kế hoạch phát hành tăng vốn trong thời gian tới. Agriseco cho rằng, việc tăng vốn thông qua phát hành riêng lẻ hoặc phát hành cho cổ đông hiện hữu sẽ giúp các ngân hàng gia tăng vốn chủ sở hữu, từ đó cải thiện hệ số an toàn vốn CAR và tăng trưởng kinh doanh trong dài hạn.
Ngoài ra, quá trình chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, nhiều ngân hàng đang dần hình thành hệ sinh thái ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm với các sản phẩm tài chính công nghệ 4.0 giúp gia tăng giá trị thặng dư.
Tăng trưởng lợi nhuận nhóm ngân hàng đang chậm lại: Cơ hội nào cho các chứng sĩ?
Dự đoán tăng trưởng lợi nhuận của ngành ngân hàng nhiều khả năng chậm lại trong vài quý tới, VNDirect ưu tiên các ngân hàng có khả năng đẩy mạnh tín dụng, hoặc có khả năng để nâng cao tỷ trọng thu nhập ngoài lãi (thông qua bancasurance, dịch vụ ngân hàng đầu tư, kinh doanh ngoại hối…); có khả năng thúc đẩy vay cá nhân; chất lượng tài sản vững chắc và có nguồn dự phòng dồi dào.
Mặt khác, rủi ro chính là việc xuất hiện các biến thể COVID-19 mới cản trở sự hồi phục của nền kinh tế và lạm phát cao hơn dự kiến cản trở việc mở rộng cho vay.
Trong khi đó, tại báo cáo cập nhật về ngành ngân hàng mới đây, CTCP Chứng khoán ACB (ACBS) cho rằng, kết quả kinh doanh của các ngân hàng niêm yết sẽ tăng tốc kể từ quý IV/2021 trên nền chất lượng tài sản được duy trì ở mức tốt và trong bối cảnh nền kinh tế bắt đầu mở cửa trở lại. ACBS kỳ vọng hoạt động kinh doanh của các khách hàng khôi phục sau giai đoạn giãn cách sẽ giúp thu nhập từ phí dịch vụ thanh toán, tài trợ thương mại của các ngân hàng tăng trưởng trở lại.
Các ngân hàng cũng sẽ đẩy mạnh mảng bancassurance khi các hoạt động tư vấn bảo hiểm quay trở lại bình thường sau dịch bệnh. Các hoạt động thu hồi nợ ngoại bảng cũng sẽ tăng tốc trở lại khi các thủ tục pháp lý được tái khởi động kể từ quý IV.
Bên cạnh đó, chi phí dự phòng được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong quý IV để hoàn tất trích lập dự phòng cho các khoản nợ tái cơ cấu. Dự báo năm 2022, nhóm phân tích cho rằng áp lực trích lập dự phòng sẽ giảm xuống khi nền kinh tế hồi phục.
"Việc trích lập dự phòng sớm sẽ là cơ sở cho tăng trưởng lợi nhuận cho những năm tiếp theo khi tình hình tài chính của khách hàng hồi phục hoặc khi các ngân hàng thanh lý tài sản đảm bảo," báo cáo viết.
Agriseco (AGR) muốn vay 800 tỷ đồng từ Vietcombank
Lãi ròng sụt giảm 29% so với cùng kỳ, chứng khoán Agribank (AGR) lên tiếng giải thích